Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế

Di sản theo luật định bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Thừa kế là một quan hệ pháp luật dân sự luôn được nhiều người quan tâm và chú ý, đặc biệt là quyền và nghĩa vụ khi chủ thể tham gia vào mối quan hệ này. Trường hợp di sản để lại không có di chúc định đoạt thì di sản được giải quyết theo quy định của pháp luật. Một vấn đề đáng quan tâm ở đây là thời hiệu yêu cầu chia tài sản thừa kế. Người thừa kế hợp pháp của người để lại di sản có quyền yêu cầu chia di sản trong thời gian bao lâu? Khi hết khoảng thời gian đó mà không có yêu cầu gì thì di sản được xử lý như thế nào? Sau đây Công ty Luật Kiến Việt giới thiệu tới các bạn những phân tích về vấn đề này.

Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế
Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế

Thời hiệu là gì?

Cơ sở pháp lý: Theo quy định của Bộ luật dân sự số: 91/2015/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 (sau đây gọi là BLDS 2015).

Có thể hiểu thời hiệu là thời hạn do luật quy định (về một vấn đề liên quan) mà khi kết thúc thời hạn đó sẽ phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật định.

Cách tính thời hiệu: là thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu (ví dụ thời hiệu từ hôm nay thì bắt đầu tính từ ngày mai) và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.

BLDS 2015 chia thời hiệu ra các loại sau:

– Thời hiệu hưởng quyền dân sự: là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự.

– Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự: là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.

– Thời hiệu khởi kiện: là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

– Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự: là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu.

>>Bạn đã biết chưa: Người có quyền hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế

Điều 623 BLDS 2015 quy định thời hiệu thừa kế như sau:

– Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản:

 + 30 năm đối với bất động sản.

+ 10 năm đối với động sản.

 Thời hiệu trên được tính kể từ thời điểm mở thừa kế.

– Còn đối với thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

– Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

>>Xem thêm: Lập di chúc để lại nhà đất vào việc thừa kế

Hậu quả của việc hết thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế

Điểm mới ở BLDS 2015 là có quy định về hậu quả pháp lý đối với di sản hết thời hiệu khởi kiện thì sẽ được giải quyết như thế nào và di sản đó thuộc quyền sở hữu của ai (khoản 1 Điều 623).

Khi hết thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản (30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản). Kể từ thời điểm mở thừa kế mà những người thừa kế không yêu cầu chia di sản thì di sản thừa  kế sẽ được xử lý như sau:

– Nếu di sản đang được người thừa kế quản lý thì di sản đó sẽ thuộc quyền sở hữu của người thừa kế đang quản lý di sản đó (Người quản lí di sản được quy định tại Điều 616 BLDS 2015).

– Trong trường hợp di sản không do người thừa kế quản lý thì xử lý thì di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 BLDS 2015. Cụ thể, người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó được tính kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu (trừ trường hợp BLDS, luật khác có liên quan quy định khác).

– BLDS 2015 cũng quy định trong trường hợp di sản không có người thừa kế và cũng không có người đang chiếm hữu thì di sản đó sẽ thuộc về Nhà nước.

>>Xem ngay: Tư vấn khởi kiện phân chia di sản thừa kế

 

Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế
Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế

Tư vấn pháp luật về chia di sản thừa kế

Trên đây là nội dung bài viết giới thiệu về Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế. Mọi thắc mắc hoặc nhu cầu tư vấn về chia di sản thừa kế, Quý khách vui lòng liên hệ Luật Kiến Việt để được tư vấn về các vấn đề như:

– Tư vấn pháp luật về người thừa kế;

–  Tư vấn pháp luật về người quản lý sản;

– Tư vấn pháp luật về người không được quyền hưởng di sản;

– Tư vấn pháp luật về thời hiệu khởi kiện phân chia thừa kế;

– Tư vấn pháp luật về hạn chế phân chia di sản;

– Tư vấn pháp luật về từ chối nhận di sản.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn luật về chia di sản thừa kế:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

Scores: 4.5 (19 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 521 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *