Thủ tục làm thừa kế nhà đất của ba mẹ qua đời

Vì sao phải làm thủ tục thừa kế nhà đất của ba mẹ khi qua đời?

Chị H ở Long An hỏi:

Ba tôi chết cách đây hơn một năm, má vẫn còn sống. Nay vợ chồng tôi làm ăn có nhu cầu vay vốn ở ngân hàng, nên muốn dùng sổ mảnh đất của ba má tôi đứng tên để vay, má tôi đã đồng ý. Tuy nhiên khi liên hệ ngân hàng thì ngân hàng nói phải cả ba má tôi ra ký thế chấp. Tôi muốn hỏi làm sao để có thể một mình má tôi ký thế chấp cho tôi.

Thủ tục làm thừa kế nhà đất của ba, mẹ qua đời
Thủ tục làm thừa kế nhà đất của ba, mẹ qua đời

Trả lời của Luật Kiến Việt như sau:

Thừa kế gồm hai loại là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật (khi không có di chúc hoặc di chúc không có hiệu lực pháp luật). Do ba bạn chết không để lại di chúc nên thuộc loại thừa kế theo pháp luật. Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (không phụ thuộc ý chí của người chết)

Theo Điều 221 Bộ luật dân sự 2015 thì “Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong trường hợp sau đây: …5. Được thừa kế”. Khi ba, mẹ qua đời, sẽ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản, trong đó có nhà đất, cho những người thừa kế của người chết đó. Thời điểm mở thừa kế (thời điểm để lại tài sản) là thời điểm người có tài sản chết.

Do mảnh đất là tài sản của ba má bạn mà ba bạn đã qua đời, do đó để được thế chấp hoặc bán, tặng cho…mảnh đất này, bạn và các anh chị em, má bạn phải làm thủ tục thừa kế tài sản mà ba bạn để lại để được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bạn đã biết chưa: Những chủ thể được đứng tên trong giấy chứng nhận nhà đất

Những người thừa kế nhà đất của ba mẹ khi qua đời

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì những Người thừa kế theo pháp luật bao gồm:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Do là tài sản chung của ba má, nên khi ba, mẹ bạn chết đã để lại một nửa mảnh đất (một nửa còn lại của má bạn). Theo quy định pháp luật, má bạn, các con của ba, ông bà nội (nếu còn sống) mỗi người sẽ được một phần ngang nhau tài sản của ba bạn. Tuy nhiên nếu tất cả những người thừa kế đều nhận thì sẽ phải ra sổ cho tất cả mọi người và khi làm thủ tục liên quan tới mảnh đất phải do tất cả mọi người quyết định và ký. Do đó để thuận tiện, mọi người nên thỏa thuận để một người (tốt nhất là má) được hưởng và đứng tên đối với mảnh đất này.

Trình tự làm thừa kế nhà đất của ba mẹ khi qua đời

– Một các các người con chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ liên hệ với văn phòng/phòng công chứng gần chỗ có nhà đất ba mẹ để lại để bắt đầu làm phân chia thừa kế.

– Văn phòng công chứng sẽ đưa cho bạn kê khai Tờ trình quan hệ nhân thân của ba bạn. Sau đó văn phòng công chứng sẽ liêm yết tờ khai nhân này ở UBND xã, phường trong một thời gian.

– Khi hết thời hạn, văn phòng công chứng sẽ gọi gia đình bạn lên ký. Tất cả những người thừa kế của ba bạn sẽ phải lên ký vào Văn bản khai nhận thừa kế (nếu tất cả mọi người đều nhận tài sản) hoặc Văn bản phân chia thừa kế (nếu đồng ý để má nhận tài di sản thừa kế).

– Sau khi ký xong ở văn phòng công chứng, má bạn cầm hồ sơ đăng ký (sang tên) quyền sử dụng đất ở Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận, huyện nơi có mảnh đất. Nơi đây sẽ sang tên quyền sử dụng đất cho những người thừa kế hoặc má bạn. Sau khi có sổ, bạn có thể đưa má bạn ký hợp đồng thế chấp vay tiền cho bạn.

>> Xem thêm: Quy trình và thủ tục mua bán đất đai của cá nhân hiện nay

Hồ sơ làm thừa kế nhà đất của ba mẹ khi qua đời

Giấy chứng tử của người qua đời;

– Giấy khai sinh (hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ) của những người thừa kế của người qua đời (ông, bà nội, má bạn, các con của ba bạn) và chứng minh nhân dân, hộ khẩu của những người này (bản chính để đối chiếu hoặc bản sao y không quá 6 tháng).

– Giấy chứng tử của ông, bà nội (nếu có).

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thủ tục làm thừa kế nhà đất của ba mẹ qua đời
Mẫu tờ khai tường trình về quan hệ nhân thân của người chết, đại diện của những người thừa kế phải khai vào tờ khai này khi liên hệ cơ quan công chứng

 

>> Tham khảo: Các mẫu tờ khai trong hồ sơ đăng bộ sang tên nhà đất cá nhân

Liên hệ thủ tục làm thừa kế nhà đất

Trên đây là nội dung giới thiệu về “Thủ tục làm thừa kế nhà đất của ba, mẹ qua đời”, nếu Quý  khách hàng có thắc mắc hay bất kỳ vấn đề liên quan đến thừa kế cần dịch vụ luật sư, để được giải quyết nhanh chóng,  xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

  • Công ty Luật TNHH Kiến Việt
  • Trụ sở chính: P802 (lầu 8), tòa nhà Vietnam business center, 57-59 Hồ Tùng Mậu, Phường Bến Nghé Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh
  • Website: luatkienviet.com
  • Phone: 0386579303
  • Email: contact@luatkienviet.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet 

Xin cảm ơn!

 

 

 

Scores: 4.1 (10 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 559 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *