Thủ tục lập di chúc

Di chúc là nguyện vọng của một người khi còn sống muốn đem di sản dành cho người khác theo mong muốn của họ sau khi họ qua đời. Một bản di chúc có hiệu lực pháp luật bên cạnh việc tuân thủ những điều kiện cần thiết theo quy định pháp luật thì di chúc cần phải tiến hành dựa trên trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.

Thủ tục lập di chúc như thế nào?
Thủ tục lập di chúc như thế nào?

Trình tự thủ tục lập di chúc

Thủ tục lập di chúc để lại di sản

Bước 1: Người muốn lập di chúc chuẩn bị nội dung để lại di sản cho người khác sau khi chết.

Bước 2: Cá nhân lập di chúc thông qua hình thức di chúc miệng hoặc bằng văn bản. Cụ thể:

+ Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: Người lập di chúc ghi nhận mong muốn để lại di sản cho cá nhân, tổ chức. Người lập di chúc tự viết và ký vào bản di chúc.

+ Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: Người lập di chúc không tự mình viết di chúc lựa chọn đánh máy hoặc nhờ đến người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc đó. Người lập di chúc sẽ ký tên hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng. Cuối cùng người làm chúng xác nhận quá tình thực hiện lập di chức, ký tên vào bản di chúc đó.

+ Di chúc miệng: Người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng. Sau đó, người làm chứng ghi chép lại, xác nhận và cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

Bước 3: Sau khi thể hiện di chúc bằng một thể thống nhất. Người lập di chúc tiến hành công chứng, chứng thực di chúc. Cụ thể:

+ Đối với di chúc miệng, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì văn bản được ghi chép lại phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

+ Đối với di chúc bằng văn bản: Người lập di chúc có thể lựa chọn có hoặc không công chứng, chứng thực di chúc. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu lực của di chúc thì người lập di chúc nên thực hiện lập di chúc bằng hình thức bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Việc lập di chúc có công chứng, chức thực thực hiện các bước tiếp theo.

 

Thủ tục công chứng, chứng thực di chúc

 

Bước 1: Người có quyền yêu cầu công chứng, chứng thực (thông thường là người lập di chúc tự mình yêu cầu công chứng, chứng thực di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng, chứng thực di chúc) nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền bao gồm:

+ Tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp yêu cầu công chứng di chúc

+ UBND xã, phường, thị trấn trong trường hợp yêu cầu chứng thực di chúc.

Bước 2: Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, xem xét, xác minh hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ chưa đủ, chưa hợp lệ, thì yêu cầu bổ sung hoặc cần thời gian để xác minh thêm thì trao đổi với người yêu cầu công chứng, chứng thực lập di chúc để người này có thể thay đổi, bổ sung hồ sơ cho phù hợp.

+  Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì tiếp nhận, xử lý hồ sơ.

Bước 3: Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã soạn di chúc. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký xác nhận vào bản di chúc.

Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bước 4: Người yêu cầu công chứng, chứng thực đóng phí và nhận kết quả

>>Xem thêm: Có được chuyển nhượng đất đang có tranh chấp

 

Cách thức nộp hồ sơ lập di chúc

Người yêu cầu công chứng, chứng thực di chúc nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền. Thời gian phản hồi của cơ quan có thẩm quyền tiến hành hoạt động không quá 01 ngày làm việc, trường hợp khác cần xác minh tùy theo yêu cầu hồ sơ và quy định pháp luật về công chứng, chứng thực.

Tư vấn thủ tục lập di chúc
Tư vấn thủ tục lập di chúc

Thành phần hồ sơ lập di chúc

– Phiếu yêu cầu công chứng, chứng thực (nếu có)

– Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng di chúc (kèm bản chính để đối chiếu)

– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó (kèm bản chính để đối chiếu)

– Dự thảo Bản di chúc (nếu có)

Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến công chứng di chúc mà pháp luật quy định phải có, cụ thể: Giấy tờ tùy thân của người làm chứng trong trường hợp có nhân chứng, Giấy tờ khác có liên quan theo quy định của pháp luật, Giấy chứng nhận kết hôn; văn bản cam kết tài sản riêng (nếu đã có vợ chồng mà vợ chồng có thỏa thuận về tài sản trong thời kỳ hôn nhân); giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (đối với trường hợp chưa kết hôn hoặc trường hợp có đăng ký kết hôn nhưng đã ly hôn, chưa có kết hôn mới hoặc trường hợp có đăng ký kết hôn nhưng vợ/chồng đã chết, chưa kết hôn mới hoặc trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 và vẫn chung sống với nhau mà chưa đăng ký kết hôn)

>>Xem ngay: Thủ tục làm thừa kế nhà đất của ba mẹ qua đời

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành lập di chúc

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành hoạt động công chứng, chứng thực lập di chúc là Tổ chức hành nghề công chứng, UBND phường, xã, thị trấn

Liên hệ tư vấn thủ tục lập di chúc

Trên đây là nội dung giới thiệu về chủ đề “Thủ tục lập di chúc”. Mọi thắc mắc hoặc nhu cầu tư vấn pháp luật về di chúc và thừa kế, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn:

·       Tư vấn thủ tục lập di chúc

·       Tư vấn các hình thức lập di chúc

·       Tư vấn điều kiện có hiệu lực của di chúc

·       Tư vấn các giấy tờ khi lập di chúc

·       Tư vấn từ chối di chúc

·       Tư vấn thủ tục nhận tài sản thừa kế

·       Tư vấn thủ tục phân chia tài sản thừa kế

·       Tư vấn thủ tục khởi kiện tranh chấp di chúc

·       Tư vấn giải quyết tranh chấp di chúc

·       Tư vấn giải quyết tranh chấp di chúc tại TP HCM

·       Tư vấn giải quyết tranh chấp di chúc tại Lâm Đồng

·       Tư vấn giải quyết tranh chấp di chúc tại Đồng Nai

·       Tư vấn giải quyết tranh chấp di chúc tại Bình Dương

·       Tư vấn giải quyết tranh chấp di chúc tại Bình Thuận

Thông tin liên hệ luật sư tư vấn về các vấn đề di chúc, thừa kế:

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn luật về Tư vấn chu cấp cho con khi ly hôn, sau ly hôn:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

Scores: 4.3 (11 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 521 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *