Hiện nay, nhiều ngân hàng thực hiện thủ tục phát mại tài sản thế chấp thu hồi nợ khi các cá nhân, tổ chức vay vốn không đủ năng lực để thanh toán các khoản vay. Để thực hiện phát mại tài sản, các tổ chức ngân hàng phải tuân theo một trình tự thủ tục nhất định theo quy định của pháp luật như thông báo xử lý tài sản thế chấp, định giá tài sản, bán tài sản,…
Thủ tục phát mại tài sản thế chấp
Phát mại tài sản là gì?
- Phát mại tài sản là quá trình bán tài sản bảo đảm của người thế chấp cho người khác để thu hồi nợ khi người thế chấp không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng thế chấp.
- Phát mại tài sản thường được thực hiện bởi ngân hàng (tổ chức tín dụng), là bên cho vay vốn cho người thế chấp. Khi người thế chấp không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, ngân hàng sẽ phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.
- Số tiền thu được từ việc phát mại tài sản được sử dụng để thanh toán khoản nợ cho ngân hàng, số tiền còn lại (nếu có) sẽ được trả cho người thế chấp.
Khi nào ngân hàng được quyền phát mại tài sản thế chấp?
Ngân hàng phát mại tài sản thế chấp
- Bên vay vốn ngân hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng có quyền yêu bên thế chấp chuyển giao tài sản để phát mại;
- Đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ;
- Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
- CSPL: Điều 299 Bộ luật dân sự
Các phương thức phát mại tài sản thế chấp
- Bán đấu giá tài sản: đây là hình thức ngân hàng bán tài sản thông qua việc trả giá công khai giữa nhiều chủ thể muốn mua, người trả giá cao nhất là người được sở hữu tài sản. Quy trình, thủ tục đấu giá tài sản thế chấp ngân hàng được thực hiện theo quy định tại Luật đấu giá 2016.
- Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản: đây là hình thức mà ngân hàng có thể được tự bán tài sản khi mà trong hợp đồng các bên có thỏa thuận về phương thức xử lý bảo đảm này mà không cần có ủy quyền của bên bảo đảm.
- Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm: phương thức này chỉ được thực hiện khi hai bên đã có thỏa thuận.
- Phương thức khác: đây là phương thức các bên có thể tự thỏa thuận về cách thức xử lý.
Lưu ý: Nếu không thỏa thuận được về phương thức xử lý tài sản bảo đảm thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.
- CSPL: Điều 303 Bộ luật dân sự 2015.
Trình tự, thủ tục phát mại tài sản thế chấp thu hồi nợ của ngân hàng
thủ tục phát mại tài sản thế chấp thu hồi nợ của ngân hàng
Thông báo xử lý phát mại tài sản thế chấp thu hồi nợ
Người xử lý tài sản thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản thế chấp, nội dung thông báo gồm những nội dung sau:
- Lý do tài sản bị xử lý;
- Mô tả thông tin về tài sản;
- Các nghĩa vụ được bảo đảm;
- Thời gian, địa điểm xử lý tài sản;
- Phương thức xử lý tài sản;…
- CSPL: Điều 300 Bộ luật dân sự 2015.
>>> Tham khảo thêm : Ngân hàng thu giữ tài sản thế chấp phải báo trước bao lâu
Định giá tài sản
- Ngân hàng và bên thế chấp tự thỏa thuận giá. Tuy nhiên việc định giá tài sản phải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường.
- Định giá thông qua tổ chức định giá tài sản;
Lưu ý: Nếu không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản.
- CSPL: Điều 306 Bộ luật dân sự 2015.
Bán tài sản
- Việc bán đấu giá tài sản thế chấp phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản;
- Việc tự bán tài sản thế chấp phải được thực hiện theo quy định về bán tài sản đảm bảo sau đây: Việc thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản được thực hiện; Sau khi có kết quả bán tài sản thì chủ sở hữu tài sản và ngân hàng phải thực hiện các quy định theo pháp luật để chuyển quyền sở hữu cho bên mua tài sản.
CSPL: Điều 304 Bộ luật dân sự 2015.
Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý phát mại tài sản
Số tiền có được từ việc xử lý phát mại tài sản dùng để thanh toán các khoản sau:
- Chi phí bảo quản hồ sơ;
- Thu giữ và xử lý tài sản thế chấp;
- Thanh toán số tiền mà bên thế chấp vay của ngân hàng;
- Nghĩa vụ thuế;
- Nghĩa vụ khác không có bảo đảm của bên thế chấp…
Lưu ý:
- Sau khi thanh toán các chi phí, nếu số tiền có được từ việc xử lý tài sản thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả thêm cho bên thế chấp;
- Sau khi thanh toán các chi phí, nếu số tiền có được từ việc xử lý tài sản thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ thì ngân hàng có quyền yêu cầu bên thế chấp thực hiện phần nghĩa vụ chưa thanh toán.
- CSPL: Điều 307 Bộ luật dân sự 2015.
Chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người sở hữu sau khi phát mại tài sản
- Trong trường hợp pháp luật quy định về việc chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu.
- Hợp đồng mua bán tài sản giữa chủ sở hữu tài sản hoặc người thi hành án với người mua tài sản về việc xử lý tài sản bảo đảm thì hợp đồng thế chấp được dùng để thay thế cho các loại giấy tờ này.
- Thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người mua tài sản phát mại của ngân hàng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Luật sư hỗ trợ tư vấn xử lý phát mại tài sản thế chấp thu hồi nợ
- Hỗ trợ khách hàng soạn thảo văn bản thông báo về xử lý tài sản thế chấp;
- Hỗ trợ khách hàng trong việc xác định giá tài sản;
- Tư vấn thủ tục bán tài sản thế chấp như tư vấn thủ tục thực hiện đấu giá tài sản, hỗ trợ khách hàng soạn thảo hợp đồng mua bán tài sản thế chấp…
- Tham gia cùng khách hàng trong quá trình tổ chức bán đấu giá tài sản;
- Hỗ trợ, hướng dẫn bên xử lý bán tài sản bảo đảm;
- Hướng dẫn khách hàng thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người sở hữu sau khi phát mại tài sản, soạn thảo hợp đồng mua bán…
Với đội ngũ luật sư, chuyên viên chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn thủ tục phát mại tài sản thế chấp, Luật Kiến Việt hân hạnh đồng hành, hỗ trợ quý khách hàng trong việc thực hiện xử lý phát mại tài sản thế chấp. Mọi nhu cầu dịch vụ pháp lý vui lòng liên hệ qua Hotline hoặc Zalo số: 0386579303 để được luật sư tư vấn giải đáp kịp thời miễn phí.