Thành lập chi nhánh là hoạt động quen thuộc trong thời gian kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm vững các quy định liên quan đến việc thành lập chi nhánh, trong đó có việc thành lập chi nhánh của công ty cổ phần, các quy định có liên quan đến thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần. Thông qua bài viết dưới đây, công ty Luật Kiến Việt sẽ đưa ra những quy định có liên quan đến việc thành lập chi nhánh của công ty cổ phần.
Thành lập chi nhánh công ty cổ phần
Quy định về công ty cổ phần
Theo quy định tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp, công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập và trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty cổ phần
Thành lập chi nhánh công ty cổ phần
Chi nhánh của công ty cổ phần là đơn vị phụ thuộc của công ty cổ phần, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của công ty, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của công ty.
Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.
Chi nhánh của doanh nghiệp được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người đứng đầu chi nhánh bị chấm dứt hoạt động liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Doanh nghiệp có chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.
Tên chi nhánh công ty cổ phần
Về tên của chi nhánh, Điều 40 Luật Doanh nghiệp quy định như sau:
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần
Theo quy định tại Điều 45 của Luật Doanh nghiệp và Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, thủ tục đăng ký chi nhánh công ty cổ phần được quy định như sau:
Trường hợp thành lập chi nhánh trong nước, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh.
Hồ sơ bao gồm:
- Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
- Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị công ty cổ phần về việc thành lập chi nhánh;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
Đối với trường hợp lập chi nhánh của doanh nghiệp ở nước ngoài, Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Việc lập chi nhánh của doanh nghiệp ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chính thức lập chi nhánh ở nước ngoài, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Kèm theo thông báo phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc giấy tờ tương đương. Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về chi nhánh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.
>> Xem thêm: Thủ tục thành lập chi nhánh hiệu quả
Luật sư tư vấn thành lập chi nhánh công ty
Tư vấn thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần
Trên đây là nội dung giới thiệu về việc thành lập chi nhánh của công ty cổ phần. Mọi nhu cầu dịch vụ pháp lý về thành lập chi nhánh công ty vui lòng liên hệ với Công ty Luật Kiến Việt để được cung cấp.
Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:
Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/
Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303
Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com
Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet
Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.