Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ là một hành vi nghiêm trọng, gây hậu quả nặng nề không chỉ đối với nạn nhân mà còn ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của lực lượng thi hành công vụ. Hành vi dù thực thi theo trình tự pháp luật nhưng gây thiệt mạng người khác đã vượt quá giới hạn, xâm phạm đến tính mạng của con người được pháp luật bảo vệ. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn quy định pháp luật về hành vi này và hậu quả pháp lý của nó.

Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ

Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ

Người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật

  • Người thi hành công vụ được định nghĩa theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017: “Là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án”.
  • Ngoài ra, tham khảo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP về quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ quy định: “Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội”.

Yếu tố cấu thành Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ

Chủ thể của tội phạm

Tội phạm được quy định tại Điều 127 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) có chủ thể đặc biệt – người đang thi hành công vụ, trong khi thi hành công vụ đã dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép.

Khách thể

Hành vi phạm tội xâm phạm đến tính mạng, quyền sống của con người

Đối tượng tác động của tội phạm này là thân thể người khác. Nạn nhân là những người mà người thi hành công vụ sử dụng vũ khí nhằm bắt giữ hoặc ngăn chặn hành vi phạm pháp hoặc là công dân bình thường bị người thi hành công vụ xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe (chẳng hạn như người đi ngang đường bị người thi hành công vụ bắn lạc đạn).

Mặt khách quan

Hành vi làm chết người do dùng vũ lực là việc:

  • Dùng sức mạnh vật chất tác động vào thân thể người khác làm cho người này tử vong.
  • Thực hiện khi đang thi hành công vụ
  • Hành vi dùng vũ lực có thể bằng tay không hoặc công cụ, phương tiện phạm tội (súng, lựu đạn, dùi cui,…)

Ngoài ra, hành vi làm chết người này phải được thực hiện trong khi thi hành công vụ. Nếu trong quá trình thi hành công vụ mà phải chống trả lại sự tấn công trái pháp luật của nạn nhân thì có thể không thuộc tội phạm này mà thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Mặt chủ quan

Lỗi của người phạm tội có thể được xác định là:

  • Lỗi cố ý gián tiếp, hoặc
  • Lỗi vô ý

Người phạm tội cố ý đối với hành vi dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, biết được hậu quả có thể xảy ra, tuy không mong muốn cho hậu quả xảy ra nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra hoặc tin rằng hậu quả chết người không xảy ra.

Động cơ phạm tội của người thực hiện hành vi có thể bao gồm:

  • Bảo vệ trật tự, trị an cho xã hội
  • Mong muốn thực hiện tốt công việc của mình

Trong trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi do hống hách, coi thường tính mạng, sức khỏe người khác mà sử dụng vũ khí một cách bừa, ẩu hoặc do tư thù cá nhân, thì tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi mà xử lý về Tội giết người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017).

Hậu quả pháp lý của việc làm chết người trong khi thi hành công vụ

Khung hình phạt

Người phạm tội được quy định tại Điều 127 có thể bị áp dụng một trong hai mức hình phạt sau tùy từng trường hợp cụ thể:

  • Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
  • Phạt tù từ 08 năm đến 15 năm khi: (a) Làm chết 02 người trở lên; (b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.

Hình phạt bổ sung

Khoản 3 Điều 127 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Các trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017), người thi hành công vụ làm chết người trong những trường hợp sau đây có thể được loại trừ trách nhiệm hình sự:

  • Sự kiện bất ngờ (Điều 20): gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó
  • Phòng vệ chính đáng (Điều 22): vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích đó
  • Tình thế cấp thiết (Điều 23): vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn
  • Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội (Điều 24): hành vi để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ
  • Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ (Điều 25): hành vi gây thiệt hại trong việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa.
  • Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên (Điều 26): thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó.

Dịch vụ tư vấn, bào chữa tội làm chết người trong khi thi hành công vụ

Luật sư tư vấn, bào chữa tội làm chết người trong khi thi hành công vụ

Luật sư tư vấn, bào chữa tội làm chết người trong khi thi hành công vụ

Trong những tình huống liên quan đến tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, dịch vụ tư vấn và bào chữa pháp lý đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người bị buộc tội. Đội ngũ luật sư Luật Kiến Việt cung cấp các giải pháp tư vấn toàn diện, bao gồm:

  • Tư vấn quy định của pháp luật về Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự.
  • Tư vấn khung hình phạt của tội phạm.
  • Tư vấn các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm, các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự.
  • Bào chữa, gỡ tội cho người bị buộc tội.

Việc đối mặt với cáo buộc làm chết người trong khi thi hành công vụ là một thách thức pháp lý đòi hỏi sự hỗ trợ từ những chuyên gia pháp lý, Luật sư có kinh nghiệm và am hiểu pháp luật hình sự. Với sự tận tâm và chuyên nghiệp, chúng tôi cam kết đồng hành cùng khách hàng, đưa ra những chiến lược pháp lý hiệu quả nhất nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng và giảm thiểu tối đa các hậu quả pháp lý. Liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0386579303 để được tư vấn cụ thể.

Một số bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm: 

Scores: 4.8 (14 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 565 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *