Tranh chấp hợp đồng mua bán trực tuyến giải quyết như thế nào?

Tranh chấp hợp đồng mua bán trực tuyến ngày càng tăng lên về số lượng, với sự bùng nổ của cách mạng công nghệ, việc mua bán trực tuyến ngày càng phổ biến vì sự tiện lợi của nó. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về những tranh chấp có thể phát sinh, nguyên nhân xảy ra tranh chấp cũng như hướng dẫn thủ tục khởi kiện để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán trực tuyến.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trực tuyến

Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trực tuyến

Những tranh chấp có thể phát sinh khi mua bán trực tuyến

Thực tiễn cho thấy mua bán trực tuyến là một hình thức mua bán có nhiều ưu điểm và được khuyến khích phát triển do những đặc điểm nổi trội về tiết kiệm chi phí cũng như nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, đồng thời tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, hình thức mua bán này cũng mang nhiều rủi ro và làm phát sinh nhiều tranh chấp như:

  • Tranh chấp về chất lượng hàng hóa
  • Tranh chấp về giá của hàng hóa
  • Tranh chấp về chủ thể giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến
  • Tranh chấp về nghĩa vụ cung cấp thông tin hàng hóa
  • Tranh chấp về thực hiện nghĩa vụ giao hàng, thanh toán
  • Tranh chấp liên quan đến vi phạm nghĩa vụ nhận hàng
  • Tranh chấp liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Nguyên nhân tranh chấp hợp đồng mua bán trực tuyến

Bất kỳ sự thỏa thuận nào cũng đều có thể xảy ra những mâu thuẫn hay xung đột giữa các bên khi thực hiện hợp đồng. Việc tranh chấp có thể phát sinh từ một số nguyên nhân sau:

  • Do các bên chủ quan trong việc thiết lập hợp đồng: các bên khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa thường trao đổi rất nhanh thông tin dưới hình thức văn bản, bất kỳ một thiếu sót, sở hở nào trong hợp đồng cũng có thể làm phát sinh tranh chấp.
  • Do khó khăn trong việc kiểm tra chất lượng hàng hóa: Đặc trưng của mua bán hàng hóa trực tuyến là không trực tiếp kiểm tra chất lượng hàng hóa trước khi ký kết hợp đồng vì vậy sẽ rất dễ gây nên tranh chấp về chất lượng hàng hóa.
  • Do bên bán vi phạm tiến độ giao hàng: Việc giao hàng chậm của bên bán có khả năng gây ra các thiệt hại cho bên mua.
  • Do bên bán giao hàng không đúng chủng loại, chất lượng, không đủ số lượng như đã cam kết trong hợp đồng: Việc này dẫn đến hàng hóa bên mua nhận được không đảm bảo, làm phát sinh thiệt hại cho bên mua.
  • Do bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán: Việc bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán do ý chí chủ quan của bên mua sẽ dẫn đến tranh chấp, xung đột lợi ích với bên bán.
  • Do bên mua vi phạm nghĩa vụ nhận hàng: dẫn đến việc hàng hóa bị hư hỏng, giảm chất lượng, không đảm bảo được đúng chất lượng theo thỏa thuận ban đầu của các bên.
  • Tranh chấp do các nguyên nhân khách quan khác: Do sự biến động của những yếu tố giá cả hoặc do các sự kiện bất khả kháng và còn rất nhiều nguyên nhân khách quan khác phát sinh trong quá trình các bên thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa trực tuyến cũng có thể là nguyên nhân xảy ra tranh chấp.

Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán trực tuyến

Khi có tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trực tuyến xảy ra, các bên trong quan hệ hợp đồng có thể giải quyết tranh chấp thông qua các phương thức sau:

Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng

Các bên tự thương lượng với nhau để tìm phương án giải quyết tốt nhất. Tuy nhiên, phương thức này không yêu cầu cam kết pháp lý về việc tuân thủ kết quả thương lượng. Do đó, không loại trừ rủi ro có bên cố ý không thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận thương lượng.

Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

Ngoài hai bên tranh chấp tham gia, trong hòa giải thương mại còn có bên thứ ba là hòa giải viên giúp các bên giải quyết những khúc mắc trong tranh chấp. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.

Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại

Là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận đưa tranh chấp ra Trung tâm Trọng tài giải quyết và phán quyết. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có tính linh hoạt, bảo mật và nhanh chóng. Phán quyết của trọng tài là chung thẩm và có giá trị thi hành ngay. Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án

Việc giải quyết tranh chấp được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. Phương thức này có thể kéo dài thời gian và chi phí khi giải quyết tranh chấp nhưng Bản án hay quyết định của Tòa án có giá trị bắt buộc và có biện pháp cưỡng chế thi hành.

Việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán trực tuyến phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình huống cụ thể, tính chất của tranh chấp, mối quan hệ giữa các bên liên quan, thời gian và chi phí giải quyết tranh chấp. Cần cân nhắc kỹ càng giữa các phương thức để có phương án giải quyết tranh chấp ít gây tổn hại cho các bên nhất.

Thủ tục khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán trực tuyến

Thủ tục khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán trực tuyến

Thủ tục khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán trực tuyến

Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Đơn khởi kiện
  • Các tài liệu chứng minh chủ thể trong quan hệ mua bán có tranh chấp
  • Giấy tờ pháp lý của người khởi kiện là cá nhân hoặc Tài liệu chứng minh tư cách hợp pháp của người ký đơn khởi kiện trong trường hợp người khởi kiện là tổ chức
  • Hợp đồng mua bán hoặc văn bản tài liệu giao dịch có giá trị như Hợp đồng, biên bản bổ sung, phụ lục Hợp đồng (nếu có)
  • Các chứng cứ tài liệu chứng minh cho việc thực hiện nghĩa vụ của các bên
  • Các chứng cứ, tài liệu chứng minh cho lỗi/sự vi phạm nghĩa vụ của một/các bên

Thủ tục thực hiện

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán trực tuyến được tiến hành như sau:

  1. Bước 1: Nộp đơn (hồ sơ khởi kiện) tại TAND có thẩm quyền. Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015 Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết. Cụ thể, Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc (cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (cơ quan, tổ chức). Các đương sự cũng có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn giải quyết.
  2. Bước 2: Tòa án tiếp nhận đơn và hồ sơ khởi kiện, sau đó ra thông báo nộp tạm ứng án phí. Đương sự nộp biên lai nộp tạm ứng án phí cho Tòa án.
  3. Bước 3: Thẩm phán ra quyết định thụ lý vụ án và gửi thông báo thụ lý tới các đương sự và Viện kiểm sát. Các bên đương sự có quyền trình bày ý kiến bằng văn bản.
  4. Bước 4: Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải tiến hành lấy lời khai của đương sự, tiến hành các phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải.
  5. Bước 5: Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử và ra bản án. Các đương sự kháng cáo bản án sơ thẩm trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày tuyên án. Đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo là 15 ngày tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.

Những lưu ý khi giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán trực tuyến

Khi giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán trực tiếp cần lưu ý một số điểm sau:

  • Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa gồm Tòa án Việt Nam hoặc Trọng tài thương mại.
  • Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài
  • Tránh giải quyết một cách cẩu thả: tham khảo ý kiến ​​của cố vấn pháp lý trước khi giải quyết tranh chấp để đảm bảo doanh nghiệp đã thực hiện các quy trình một cách hợp lý.
  • Xem xét và hiểu kỹ hợp đồng: làm rõ bất kỳ điều khoản nào ảnh hưởng đến quyền lợi pháp lý của mình và đảm bảo hợp đồng có đầy đủ các điều khoản cần thiết.
  • Thu thập bằng chứng về quá trình thực hiện hợp đồng để khi xảy ra tranh chấp việc chứng minh quan điểm của mình với cơ quan tài phán được thuận lợi hơn.

Hợp đồng là một phần thiết yếu khi tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Chúng đóng vai trò là nền tảng cho các giao dịch và thỏa thuận quan trọng. Khi giao kết hợp đồng, việc hiểu rõ các điều khoản và điều kiện trong các hợp đồng rất có ý nghĩa rất lớn và trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi pháp lý, nghĩa vụ cũng như các biện pháp giải quyết trong trường hợp tranh chấp xảy ra. Việc giải quyết tranh chấp cũng cần được xem xét một cách cẩn thận để bảo toàn tối đa lợi ích, hạn chế thiệt hại, tránh gây căng thẳng trong mối quan hệ với đối tác.

Luật sư tư vấn giải quyết Tranh chấp hợp đồng mua bán trực tuyến

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán trực tuyến

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán trực tuyến

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết và tận tâm, Luật Kiến Việt tự hào là đơn vị uy tín về tư vấn và giải quyết các tranh chấp hợp đồng mua bán trực tuyến bao gồm các dịch vụ sau:

  • Đánh giá các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp
  • Tư vấn phương án giải quyết tranh chấp (hòa giải, khởi kiện..)
  • Tư vấn thu thập và chuẩn bị chứng cứ
  • Đại diện đàm phán tranh chấp hợp đồng
  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện trong trường hợp khởi kiện
  • Luật sư tham gia bảo vệ tại tòa án, trọng tài thương mại

Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản

Tranh chấp hợp đồng mua bán trực tuyến gây ra những thiệt hại đáng kể cho các bên. Vì vậy khi giải quyết tranh chấp cần nắm vững các phương thức giải quyết, hồ sơ cần chuẩn bị, thủ tục thực hiện và đặc biệt phải lưu ý những điều quan trọng khi giải quyết tranh chấp để mâu thuẫn của các bên được giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về hồ sơ, quy trình khởi kiện hay mong muốn hỗ trợ luật sư tư vấn tranh chấp hợp đồng, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Kiến Việt qua hotline 0386.579.303 để được hỗ trợ.

Scores: 4.1 (16 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 710 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *