Trình tự, thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư mà nhà đầu tư cần phải biết

Trong thực tiễn xã hội hiện nay, nhà đầu tư không chỉ đầu tư cho duy nhất một dự án mà có thể nhiều hơn số đó, và vì vậy mà nảy sinh ra những vấn đề như cần phải điều chỉnh dự án đầu tư sao cho có lợi nhất cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc điều chỉnh dự án đầu tư sẽ có những quy định pháp luật cụ thể điều chỉnh về trình tự, thủ tục. Hiểu được băn khoăn này của các nhà đầu tư, hôm nay Công ty Luật Kiến Việt sẽ giới thiệu những quy định pháp lý về trình tự, thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư để các nhà đầu tư có thể tham khảo và chấp hành.

Trình tự, thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư mà nhà đầu tư cần phải biết

Điều chỉnh dự án đầu tư là gì?

Điều chỉnh dự án đầu tư là gì? 

Theo Khoản 1 Điều 41 Luật Đầu tư năm 2020, trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư có quyền điều chỉnh mục tiêu, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư, sáp nhập các dự án hoặc chia, tách một dự án thành nhiều dự án, sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh hoặc các nội dung khác và phải phù hợp với quy định của pháp luật. 

>> Có thể bạn quan tâm: Luật sư đầu tư dự án

Những điều nhà đầu tư cần làm khi muốn điều chỉnh dự án đầu tư 

Theo quy định tại Điều 41 Luật đầu tư năm 2020 thì nhà đầu tư cần phải thực hiện những việc sau đây nếu muốn điều chỉnh dự án đầu tư:

– Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. 

– Nhà đầu tư có dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư; 

b) Thay đổi quy mô diện tích đất sử dụng trên 10% hoặc trên 30 ha, thay đổi địa điểm đầu tư; 

c) Thay đổi tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư; 

d) Kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà tổng thời gian đầu tư dự án vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu; 

đ) Điều chỉnh thời hạn hoạt động của dự án đầu tư; 

e) Thay đổi công nghệ đã được thẩm định, lấy ý kiến trong quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư; 

g) Thay đổi nhà đầu tư của dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư trước khi dự án khai thác, vận hành hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có). 

– Đối với dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư không được điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư quá 24 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu, trừ một trong các trường hợp sau đây: 

a) Để khắc phục hậu quả trong trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật về đất đai; 

b) Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư do nhà đầu tư chậm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; 

c) Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan nhà nước chậm thực hiện thủ tục hành chính; 

d) Điều chỉnh dự án đầu tư do cơ quan nhà nước thay đổi quy hoạch; 

đ) Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư; 

e) Tăng tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư. 

– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư thì có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cấp cao hơn thì cấp đó có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều này. 

– Trình tự, thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định tương ứng tại các điều 34, 35 và 36 của Luật này đối với các nội dung điều chỉnh. 

– Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải chấp thuận chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh dự án đầu tư. 

Trình tự, thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư mà nhà đầu tư cần phải biết

Trình tự, thủ tục trình thẩm định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án 

Theo quy định tại Khoản 1,2,3,4 Điều 31 Nghị định 29/2021/NĐ-CP thì hồ sơ, thủ tục trình thẩm định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án được quy định như sau: 

1. Hồ sơ trình thẩm định của nhà đầu tư gồm: 

a) Văn bản đề nghị chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, trong đó nêu rõ các nội dung đề nghị điều chỉnh, lý do điều chỉnh; 

b) Đề xuất dự án đầu tư Điều chỉnh hoặc Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh; 

c) Các tài liệu quy định tại các điểm b, c, đ, e, g, h khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư liên quan đến các nội dung Điều chỉnh. 

d) Tài liệu khác có liên quan (nếu có). 

2. Nhà đầu tư nộp 20 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định này. 

4. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập. Trường hợp thuê tư vấn thẩm tra thì thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước tính từ ngày ký hợp đồng tư vấn thẩm tra. 

Và theo quy định tại Khoản 5,6 Điều 31 Nghị định 29/2021/NĐ-CP, hồ sơ trình Chính phủ của Hội đồng thẩm định nhà nước gồm: 

a) Các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này; 

b) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước; 

c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có). 

6. Chính phủ xem xét, cho ý kiến về việc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia theo quy chế làm việc của Chính phủ. 

Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 7 Điều 31 Nghị định 29/2021/NĐ-CP, hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội gồm: 

a) Tờ trình của Chính phủ; 

b) Các tài liệu theo quy định tại khoản 5 Điều này; 

c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có). 

>> Xem thêm: Hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư

Luật sư tư vấn các vấn đề về đầu tư

Trên đây là nội dung giới thiệu về “Trình tự, thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư mà nhà đầu tư cần phải biết”. Mọi nhu cầu dịch vụ pháp lý về việc tư vấn khác như: cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp…và các vấn đề về đầu tư khác vui lòng liên hệ với Công ty Luật Kiến Việt để được cung cấp.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

 

Scores: 4.4 (18 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 520 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *