Vợ chồng không đăng ký kết hôn có được hưởng di sản của nhau không?

Vợ chồng không đăng ký kết hôn có được hưởng di sản của nhau không là vấn đề pháp lý nhiều người đang thắc mắc, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản của người được hưởng di sản và một số người liên quan. Hãy cùng chúng tôi nghiên cứu vấn đề pháp lý liên quan đến việc Vợ chồng không đăng ký kết hôn có được thừa kế di sản của nhau không trong bài viết sau đây.

Quyền thừa kế di sản của vợ chồng khi không đăng ký kết hôn

Quyền thừa kế di sản của vợ chồng khi không đăng ký kết hôn

Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật

Căn cứ theo quy định Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 ghi nhận hướng dẫn về hàng thừa kế như sau:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

  1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
  2. a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  3. b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  4. c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”

Theo đó, căn cứ vào quy định pháp luật trên, những người thừa kế được sắp xếp theo thứ tự thừa kế đều có ý nghĩa riêng. Xét thấy, các hàng thừa kế phía sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế phía trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Những tranh chấp dễ xảy ra khi vợ chồng sống chung nhưng không đăng ký kết hôn

Khi vợ chồng sống chung nhưng không đăng ký kết hôn sẽ dễ dẫn đến nhiều tranh chấp liên quan đến con cái, tài sản… những vấn đề này mặc dù pháp luật có quy định cụ thể, tuy nhiên khi giải quyết trên thực tế sẽ dễ xảy ra các vướng mắc, cụ thể:

  • Không có quan hệ pháp lý ràng buộc giữa hai người. Do đó, họ dễ nảy sinh những mâu thuẫn nhiều hơn đặc biệt là chuyện chung thuỷ với nhau;
  • Trong thời gian chung sống thường cả hai có tạo lập các quan hệ về tài sản, hợp đồng, công nợ,… thì sẽ dẫn đến những cảnh kiện tụng, rất mất thời gian và phức tạp;
  • Nếu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tranh chấp xảy ra các bên phải có bằng chứng chứng minh rõ ràng về quyền của mình đối với tài sản;

Không đăng ký kết hôn, giải quyết tài sản chung như thế nào?

Theo quy định tại Điều 16 Luật HNGĐ 2014 về việc giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau: “ Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Ngoài ra, việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.”

Xét thấy, do không có quan hệ vợ chồng giữa những người không đăng ký kết hôn nên không phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quan hệ tài sản sẽ được giải quyết theo thỏa thuận các bên; trong trường hợp không có thoả thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định của pháp luật có liên quan.

Cụ thể theo quy định tại Điều 207 và 219 của BLDS 2015 thì tài sản sẽ được giải quyết theo nguyên tắc sau:

  • Tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc về người đó
  • Tài sản chung được chia theo thỏa thuận các bên, nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên.

Vợ chồng không đăng ký kết hôn có được hưởng di sản của nhau không?

Vợ chồng không đăng ký kết hôn làm thế nào để được hưởng di sản của nhau

Vợ chồng không đăng ký kết hôn làm thế nào để được hưởng di sản của nhau

  • Căn cứ theo quy định Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 ghi nhận hướng dẫn về hàng thừa kế thì vợ chồng được xác định là hàng thừa kế thứ nhất. Theo đó, có thể thấy rằng việc nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng với nhau, chính vì vậy không được pháp luật công nhận là vợ chồng.
  • Do đó, khi hai người không đăng ký kết hôn, nếu vợ hoặc chồng chết đi mà không để lại di chúc thì vợ chồng trong trường hợp không đăng ký kết hôn này sẽ không được hưởng di sản thừa kế vì hai người không xác lập quan hệ quan vợ chồng. Theo đó, trong trường hợp này người chồng hoặc vợ không thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015).
  • Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015 về Quyền thừa kế thì cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Như vậy, việc hưởng di sản thừa kế của chồng hoặc vợ vẫn được phát sinh nếu chồng hoặc vợ viết di chúc để lại di sản cho người kia.
  • Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng tại án lệ 41/2021/AL để giải quyết liên quan đến vấn đề này. Theo nội dung án lệ, xét bà Tô Thị T2 chung sống với ông T1 không đăng ký kết hôn, đến năm 1982 bà T2 đã bỏ vào Vũng Tàu lấy ông D có con chung từ đó đến nay quan hệ hôn nhân thực tế giữa ông T1 với bà T2 đã chấm dứt từ lâu nên không còn nghĩa vụ gì với nhau nên bà T2 không được hưởng di sản của ông T1 để lại như án sơ thẩm xử là đúng. Xét sau khi bà T2 không còn sống chung với ông T1 thì năm 1985 ông T1 sống chung với bà S cho đến khi ông T1 chết có 1 con chung, có tài sản chung hợp pháp, án sơ thẩm công nhận là hôn nhân thực tế nên được chia tài sản chung và được hưởng di sản thừa kế của ông T1 là có căn cứ”.
  • Có thể thấy, Án lệ số 41/2021/AL đã nêu lên tình huống pháp lý là nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, nhưng sau đó, họ không còn chung sống với nhau và trước khi Luật HNGĐ năm 1986 có hiệu lực, có người chung sống với nhau như vợ chồng với người khác. Quan hệ hôn nhân đầu tiên và quan hệ hôn nhân thứ hai đều là hôn nhân thực tế. Trong trường hợp này, giải pháp pháp lý được Tòa án đưa ra là quan hệ hôn nhân thực tế đầu tiên được xác định là đã chấm dứt là hoàn toàn hợp lý.

Luật sư tư vấn quyền thừa kế di sản của vợ chồng khi không đăng ký kết hôn

Luật sư giải quyết việc hưởng di sản khi vợ chồng không đăng ký kết hôn

Luật sư giải quyết việc hưởng di sản khi vợ chồng không đăng ký kết hôn

Luật sư có chuyên môn cao, có tâm huyết với nghề hỗ trợ tư vấn, giải quyết các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn:

  • Căn cứ xác định nguồn gốc tài sản của vợ chồng khi sống chung mà không đăng ký kết hôn;
  • Xác định tư cách thừa kế và hướng giải quyết tranh chấp với các đồng thừa kế, những người được thừa kế bên vợ, bên chồng;
  • Đại diện thương lượng, đàm phán với các bên tranh chấp;
  • Tư vấn soạn thảo hồ sơ khởi kiện, làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Tham gia tố tụng tại tòa án bảo vệ quyền lợi cho bạn.

Việc vợ chồng sống chung với nhau nhưng không đăng ký kết hôn sẽ gây ra những tác động lớn đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ chung sống như vợ chồng và những người có liên quan khác nữa, đặc biệt là khi một người qua đời trước mà không để lại di chúc. Nếu có vấn đề gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0386579303 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ. Với đội ngũ luật sư tư vấn thừa kế giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi sẽ giúp quý khách hàng xử lý các vấn đề liên quan đến tài sản chung của vợ chồng hiệu quả.

Scores: 5 (20 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 671 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *