Hướng dẫn xây dựng quy chế quản lý tài sản trong doanh nghiệp

Xây dựng quy chế quản lý tài sản trong doanh nghiệp là một hoạt động quan trọng nhằm quản lý, kiểm kê tài sản để nắm rõ tình trạng tài sản mà doanh nghiệp đang sở hữu. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp sở hữu số lượng lớn tài sản, việc xây dựng một mẫu quy chế quản lý tài sản giúp tránh đi những rủi ro có thể phát sinh. Để có thể xây dựng quy chế quản lý tài sản trong doanh nghiệp, Quý khách có thể tham khảo một số nội dung qua bài viết sau đây.

Xây dựng quy chế quản lý tài sản trong doanh nghiệp

Xây dựng quy chế quản lý tài sản trong doanh nghiệp

Thế nào là quản lý tài sản doanh nghiệp?

Quản lý tài sản (Asset Management) là quá trình nhằm điều chỉnh, bảo trì và phát triển các tài sản của một tổ chức hay doanh nghiệp để đảm bảo tối ưu hóa giá trị tài sản trong thời gian dài. Dưới góc độ pháp lý, khái niệm này được hiểu là việc gìn giữ, đảm bảo tài sản không bị mất mát và hao hụt (trừ hao mòn tự nhiên).

Vì sao cần xây dựng quy chế quản lý tài sản trong doanh nghiệp?

Việc quản lý tài sản giúp cho doanh nghiệp có được sự đồng nhất trong việc gia tăng giá trị tài sản và đảm bảo tính khả dụng của chúng. Việc xây dựng quy chế quản lý tài sản trong doanh nghiệp mang lại lợi ích sau:

  • Bảo vệ tài sản của doanh nghiệp
  • Tối ưu hóa việc sử dụng tài sản
  • Kiểm soát tài sản để tránh hao hụt, thất thoát
  • Đảm bảo tuân thủ pháp luật và quy định

Thực hiện quy chế quản lý tài sản

Nội dung quy chế quản lý tài sản trong doanh nghiệp gồm những gì?

  • Trách nhiệm trong việc quản lý và bảo vệ tài sản. Quy chế quản lý có thể đưa ra một số quy định về trách nhiệm của nhân sự trong việc bảo vệ các tài sản có trong doanh nghiệp. Một số các vi phạm nghiêm cấm khi sử dụng tài sản cũng như những mức phạt tương ứng có thể áp dụng.
  • Quy chế về thu mua, sử dụng, quản lý tài sản doanh nghiệp. Khi phát sinh nhu cầu mua tài sản, trang thiết bị cho doanh nghiệp, cần có người lập đề nghị yêu cầu mua và có sự xác nhận chịu trách nhiệm quản lý có liên quan trong doanh nghiệp.
  • Quy định về việc sửa chữa, bảo trì, thay thế tài sản, trang thiết bị. Đối với những tài cần được sửa chữa bảo trì, cần tiến hành thực hiện lập báo cáo chi tiết về những lần thực hiện sửa chữa, đưa ra các khuyến nghị về việc thay thế, bổ sung để đáp ứng cho nhu cầu của doanh nghiệp.
  • Quy định về việc kiểm kê, trích lập khấu hao tài sản. Đây là hoạt động cần thiết trong quy trình quản lý tài sản doanh nghiệp, những tài sản cố định cần được trích khấu hao để giúp hoạt động thống kê chi phí, hạch toán nghiệp vụ kế toán được thực hiện sát với thực tế.
  • Quy định về việc quản lý bàn giao tài sản doanh nghiệp. Tài sản doanh nghiệp sẽ được phân chia và bàn giao cho các bộ phận, phòng ban hoặc các cá nhân sử dụng. Khi thực hiện các hoạt động thay thế hay bổ sung tài sản, cần có các văn bản bàn giao cụ thể nêu rõ tên tài sản, các đặc điểm hiện có của tài sản.
  • Những quy định khác trong quy chế quản lý tài sản. Một số quy định về trách nhiệm quản lý tài sản hay việc báo cáo cập nhật tình hình sử dụng tài sản doanh nghiệp cần được đưa vào quy chế quản lý.
  • Các quy định về quản lý tài sản trí tuệ của doanh nghiệp như bản quyền và sở hữu trí tuệ, thương hiệu và danh tiếng,…

Hướng dẫn xây dựng quy chế quản lý tài sản trong doanh nghiệp

Tài sản của mỗi doanh nghiệp đều rất đa dạng và phức tạp. Thông thường, việc xây dựng quy chế quản lý tài sản trong doanh nghiệp thường có các bước sau:

  1. Bước 1: Lựa chọn một bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện soạn thảo và thực hiện quy chế quản lý tài sản.
  2. Bước 2: Tìm hiểu các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh phù hợp với mô hình hoạt động, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Từ đó lập dàn ý các chương, mục, tiểu mục cho phù hợp.
  3. Bước 3: Lập dàn ý từ tổng quan đến chi tiết các chương, điều, mục.
  4. Bước 4: Thu thập ý kiến đóng góp từ các bộ phận liên quan và cấp lãnh đạo. Nếu cần có thể tư vấn của công ty luật hoặc các chuyên gia.
  5. Bước 5: Hiệu chỉnh và ban hành. Cần quy định rõ thời hạn áp dụng, các bộ phận thực hiện, chế tài khi vi phạm để đảm bảo tính tuân thủ.

Dịch vụ tư vấn xây dựng quy chế quản lý tài sản trong doanh nghiệp

Luật sư tư vấn xây dựng quy chế quản lý tài sản trong doanh nghiệp

Luật sư tư vấn xây dựng quy chế quản lý tài sản trong doanh nghiệp

Với đội ngũ luật sư có trình độ chuyên môn về lĩnh vực doanh nghiệp, chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn xây dựng quy chế quản lý tài sản trong doanh nghiệp với các nội dung sau:

  • Tư vấn các quy định pháp luật có liên quan đến việc xây dựng quy chế quản lý tài sản
  • Đề xuất các quy chế, quy trình cần phải xây dựng trong doanh nghiệp
  • Soạn thảo quy chế quản lý tài sản theo nhu cầu của từng loại hình doanh nghiệp
  • Hỗ trợ cập nhật, rào soát quy chế quản lý tài sản định kỳ

Mỗi doanh nghiệp sẽ có quy mô và bộ máy tổ chức khác nhau. Do đó, từng doanh nghiệp sẽ có một quy chế quản lý tài sản riêng biệt. Việc xây dựng quy chế quản lý tài sản sao cho phù hợp với từng doanh nghiệp cũng như đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật là việc không hề dễ dàng.

Luật Kiến Việt với đội ngũ luật sư doanh nghiệp giàu kinh nghiệm sẽ mang đến cho Quý khách hàng các dịch vụ tư vấn xây dựng quy chế quản lý tài sản trong doanh nghiệp đảm bảo nhanh chóng, chính xác. Nếu quý khách có thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn về việc quản lý tài sản, thanh lý tài sản doanh nghiệp, trích khấu hao,… hãy liên hệ ngay Công ty Luật Kiến Việt qua số điện thoại 0386 579 303 để được hỗ trợ.

Scores: 4.72 (13 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 663 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *