Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ giải quyết như thế nào?

Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ giải quyết như thế nào luôn là một thắc mắc được đặt ra khi các tranh chấp về đất đai đang ngày càng tăng lên và mọi người ngày càng chú trọng vào việc nắm giữ quyền sử dụng đất. Không những thế, đất đai còn là tài sản có giá trị lớn vì vậy các tranh chấp về đất đai càng dễ phát sinh, ngay cả khi người sử dụng đất đã có sổ đỏ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hướng dẫn về cách giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ.

Giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ là gì?

Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Sổ đỏ là từ được người dân thường dùng để gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” dựa trên màu sắc của Giấy chứng nhận. Theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất. Theo đó, người có quyền sử dụng đất sau khi đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 100, 101, 102 Luật Đất đai sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .

Từ đó, có thể định nghĩa tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai phát sinh khi đất đai tranh chấp đã có chủ sở hữu theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Một số tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ thường gặp như:

  • Tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng về chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất;
  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất trong quan hệ thừa kế, quan hệ ly hôn giữa vợ và chồng;
  • Tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau về ranh giới giữa giữa những vùng đất được phép sử dụng và quản lý;

Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ do cơ quan nào giải quyết?

Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Về tranh chấp đất đai nói chung và tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ nói riêng, quan điểm của nhà nước là ưu tiên, khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc hòa giải thông qua cơ sở theo Điều 202 Luật Đất đai. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai hoặc không hòa giải được thì được coi là việc hòa giải không thành.

Theo Điều 203 Luật Đất đai, tranh chấp đất đai mà đương sự đã có Giấy chứng nhận (sổ đỏ) đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ được xác định lần lượt như sau:

  • Thẩm quyền theo vụ việc

Theo khoản 9 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, tranh chấp về đất đai thuộc Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

=> Đây là loại tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án.

  • Thẩm quyền theo cấp

Sơ thẩm: Tòa án nhân dân cấp huyện (điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS)

Phúc thẩm: Tòa án nhân dân cấp tỉnh (điểm b khoản 1 Điều 38 BLTTDS)

  • Thẩm quyền theo lãnh thổ: Vì đối tượng tranh chấp là bất động sản nên Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết. (điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS)

Vậy Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Hòa giải

Theo Điều 8 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

  • Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;
  • Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải.
  • Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt.

Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

Giải quyết bằng Tòa án

Trường hợp hòa giải không thành, tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết theo trình tự:

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền. Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn khởi kiện;
  • Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
  • Bản sao chứng thực giấy tờ chứng minh việc mua bán/giao dịch quyền sử dụng đất (nếu có)
  • Bản sao chứng thực giấy tờ chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước;
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện);
  • Bản sao có chứng thực Giấy tờ pháp lý cá nhân (Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân,
  • Các giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).

Bước 2: Tòa án tiếp nhận và xem xét yêu cầu khởi kiện

Bước 3: Nhận thông báo thụ lý từ Tòa án và nộp tạm ứng án phí

Những vấn đề lưu ý đối với tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

1. Về thời hạn giải quyết

  • Hòa giải

Theo khoản 3 Điều 202 Luật Đất đai, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

  • Khởi kiện tại Tòa án

Xử lý đơn khởi kiện và thụ lý vụ án: khoảng 21 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ khởi kiện hợp lệ.

Chuẩn bị xét xử: 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án (khoản 1 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự)

Sơ thẩm, phúc thẩm: tùy vào tính chất, mức độ của vụ việc

2. Về vấn đề hòa giải trước khi khởi kiện

Dựa trên những phân tích ở mục trên, có thể thấy đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất thì hòa giải là bước bắt buộc trong giải quyết tranh chấp. Theo đó, khi có tranh chấp đất đai, các bên phải tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã trước. Trường hợp hòa giải không thành mới có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền.

Lưu ý: Tòa án sẽ không thụ lý nếu các bên không thực hiện thủ tục hòa giải theo quy định

Tham khảo thêm về: Quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Tổng kết lại, dù là tranh chấp đất đai có sổ đỏ hay không có sổ đỏ đều phải được giải quyết theo quy định của pháp luật. Bài viết đã cung cấp những thông tin về tranh chấp đất đai có sổ đỏ là gì, ai là người có thẩm quyền giải quyết, hướng dẫn thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ và những lưu ý cần chú trọng nhằm mục đích giúp người đọc hiểu rõ hơn về pháp luật đất đai và bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.

Với đội ngũ luật sư chuyên môn cao trong lĩnh vực đất đai, Công ty Luật Kiến Việt tự hào là đơn vị cung cấp cho bạn giải pháp pháp lý chất lượng.

Một số dịch vụ giải quyết tranh chấp về đất đai đã có sổ đỏ của Công ty Luật Kiến Việt:

  • Tư vấn quy định pháp luật về đất đai, tranh chấp đất đai;
  • Soạn thảo văn bản, tài liệu cần thiết theo yêu cầu khách hàng;
  • Hỗ trợ khách hàng kiểm tra, đánh giá các tài liệu pháp lý liên quan đến đất đai;
  • Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước.

Xem thêm: Chi phí thuê luật sư giải quyết tranh chấp đất đai

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về hồ sơ, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đã có sổ đỏ, vui lòng liên hệ với Công ty Luật Kiến Việt thông qua số điện thoại 0386 579 303 hoặc email contact@luatkienviet.com để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

Tham khảo thêm về: Dịch vụ luật sư tham gia giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án

Scores: 4.91 (17 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 559 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *