Quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định

Giải quyết tranh chấp đất đai là nội dung có ý nghĩa quan trọng trong quản lý Nhà nước về đất đai. Xét thấy, quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khá phức tạp, đòi hỏi các bên tranh chấp phải nắm được những căn cứ pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do đó, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những quy định của pháp luật về trình tự giải quyết tranh chấp đất đai tuân theo quy định pháp luật.

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án

Tranh chấp đất đai là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 24 Điều 1 Luật đất đai 2013: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”. Theo đó, căn cứ vào quy định trên thì tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất của các bên phát sinh trong lĩnh vực đất đai.

Các cách giải quyết tranh chấp đất đai

Hòa giải tại UBND cấp xã

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định: Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Theo đó, nếu các bên tranh chấp không hòa giải được nhưng muốn giải quyết tranh chấp thì phải gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất để hòa giải; nếu không hòa giải sẽ không được khởi kiện hoặc gửi đơn đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP có quy định:

“2. Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Như vậy, đối với các tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất thì bắt buộc phải hòa giải, còn các tranh chấp đất đai khác liên quan thì không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải mới được khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền.

Đề nghị UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh giải quyết

Căn cứ theo khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013 thì trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân sẽ được áp dụng khi mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013.

Theo đó, đối với tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân. Đối với tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân.

Khởi kiện tại Tòa án

Trước khi khởi kiện để giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án thì người khởi kiện phải xem xét các điều kiện để đảm bảo việc khởi kiện được giải quyết. Theo đó, đối với các tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất thì bắt buộc phải hòa giải, còn các tranh chấp đất đai khác liên quan thì không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải mới được khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền như chúng tôi đã phân tích phía trên.

Quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án

Giải quyết tranh chấp đất đai

Giải quyết tranh chấp đất đai

Chuẩn bị và nộp hồ sơ khởi kiện

  • Khi tranh chấp được hòa giải tại Ủy ban nhân dân không thành, các bên hoàn thiện hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nhân dân yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
  • Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân nơi có đất tranh chấp bằng cách Nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi đến Tòa án qua dịch vụ bưu chính.
  • Sau khi Tòa án xem xét hồ sơ của người khởi kiện đủ điều kiện khởi kiện thì sẽ có thông báo Nộp tạm ứng án phí (trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp) để Tòa án thụ lý vụ án: Trong 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí. Tòa án thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.

Chuẩn bị xét xử và xét xử

  • Căn cứ theo Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp đất đai là 04 tháng, vụ việc phức tạp được gia hạn không quá 02 tháng (tổng 06 tháng); nếu không thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử.
  • Sau khi có bản án sơ thẩm các bên tranh chấp có quyền kháng cáo nếu có căn cứ theo quy định.

Các lưu ý khi giải quyết tranh chấp đất đai

Hiện nay, khởi kiện tranh chấp đất đai rất phức tạp. Bạn cần phải nắm rõ được các vấn đề sau để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cụ thể:

  • Xác định đầy đủ và chính xác tư cách các đương sự trong vụ việc tranh chấp đất đai;
  • Đề nghị cơ quan có thẩm quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ để giải quyết tranh chấp;
  • Nắm rõ được các quy định của Luật đất đai và các luật khác liên quan đến tranh chấp;
  • Xem xét thời hiệu khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai còn hay không?
  • Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai có thuộc về cơ quan tòa án hay phải qua thủ tục hòa giải trước khi khởi kiện;
  • Thu thập, đánh giá giá trị, tính hợp pháp của các tài liệu chứng cứ;
  • Quy trình, thủ tục tố tụng tại Tòa án theo luật tố tụng hiện hành.

Tham khảo thêm về: thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Dịch vụ Luật sư tư vấn, đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định

Luật tư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai

Luật tư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai

Luật sư là người có chuyên môn về pháp luật đất đai, sẽ cung cấp cho bạn những dịch vụ pháp lý cụ thể:

  • Tư vấn hướng giải quyết những tranh chấp đất đai đúng theo quy định pháp luật;
  • Soạn thảo văn bản, đơn từ cần thiết cho các thủ tục hành chính, trong quá trình tố tụng như đơn khởi kiện, đơn kháng cáo, đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự;
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;
  • Người được ủy quyền thực hiện những thủ tục pháp lý;
  • Đại diện cho khách hàng để tham gia tại phiên tòa tranh chấp.

Tham khảo thêm về: Dịch vụ luật sư tham gia giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án

Đất đai được xem là tài sản rất có giá trị, do đó khi có tranh chấp xảy ra, đòi hỏi các bên tranh chấp phải có những kiến thức, am hiểu nhất định về các quy định của pháp luật để không vi phạm pháp luật và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích được cho Quý khách hàng. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với Luật sư đất đai tư vấn giải quyết tranh chấp của chúng tôi qua số điện thoại 0386 579 303  để được tư vấn cụ thể hơn.

Tham khảo thêm về: Chi phí thuê luật sư giải quyết tranh chấp đất đai

Scores: 4.9 (13 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 662 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *