Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú, homestay hiện nay

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú, homestay hiện nay là một vấn đề pháp lý chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Việc thiếu hiểu biết hoặc không tuân thủ đầy đủ các quy định này có thể dẫn đến những rủi ro pháp lý không đáng có cho các nhà đầu tư và chủ cơ sở kinh doanh. Bài viết này được thực hiện nhằm mục đích làm rõ các điều kiện pháp lý cơ bản, giúp các chủ thể kinh doanh tự tin và hoạt động hiệu quả trong khuôn khổ pháp luật.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú, homestay hiện nay

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú, homestay hiện nay

Các loại hình dịch vụ lưu trú hiện nay

Theo khoản 12 Điều 3 Luật Du lịch 2017 thì cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch. Theo khoản 2 Điều 3 Luật này khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.

Điều 48 Luật Du lịch 2017 liệt kê ra các loại hình cơ sở lưu trú du lịch bao gồm:

  • Khách sạn: cơ sở lưu trú du lịch bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch; bao gồm: Khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn bên đường, khách sạn nổi và khách sạn thành phố.
  • Biệt thự du lịch: biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê và có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.
  • Căn hộ du lịch: căn hộ có trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch. Khách có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.
  • Tàu thủy lưu trú du lịch: phương tiện vận tải thủy có phòng ngủ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch.
  • Nhà nghỉ du lịch: cơ sở lưu trú có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch.
  • Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê: nhà ở có khu vực được bố trí trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú; khách cùng sinh hoạt với gia đình chủ nhà.
  • Bãi cắm trại du lịch: khu vực được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại.
  • Các cơ sở lưu trú du lịch khác.

Trong những năm gần đây, homestay đã trở thành một xu hướng du lịch mạnh mẽ, đặc biệt thu hút giới trẻ và những du khách mong muốn có những trải nghiệm gần gũi với văn hóa địa phương. Sự phát triển của các nền tảng đặt phòng trực tuyến cũng góp phần đưa homestay đến gần hơn với du khách trên toàn thế giới. Homestay là cách gọi khác của căn hộ du lịch. Chính vì vậy, homestay được xem là một loại cơ sở lưu trú du lịch.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ homestay

Để có thể kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, cụ thể là homestay thì cơ sở lưu trú du lịch phải đáp ứng các điều kiện sau theo quy định tại Điều 49 Luật Du lịch 2017:

  • Có đăng ký kinh doanh theo quy định;
  • Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định;
  • Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch theo quy định tại Mục 3 Chương V Nghị định 168/2017/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 142/2018/NĐ-CP.

Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ lưu trú

Thành lập doanh nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị thông tin thành lập doanh nghiệp

(1) Loại hình doanh nghiệp: Tùy theo số lượng thành viên góp vốn, nhu cầu và mong muốn mà Doanh nghiệp sẽ chọn loại hình phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Hiện nay, có những loại hình doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên), công ty hợp danh và công ty cổ phần

(2) Tên doanh nghiệp: tuân thủ Điều 37, 38, 39 Luật Doanh nghiệp, Điều 18, 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

(3) Địa chỉ trụ sở

(4) Vốn điều lệ: Vốn điều lệ phải được góp đủ trong vòng 90 ngày kể từ ngày được Sở kế hoạch đầu tư cấp giấy phép Đăng ký kinh doanh. Trường hợp đối với công ty cổ phần, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên nếu Điều lệ công ty quy định mức thời hạn góp vốn ngắn hơn thì phải tuân theo quy định đã cam kết đó.

(5) Ngành nghề kinh doanh: Doanh nghiệp căn cứ quyết định 27/2018/QĐ-TTg để lựa chọn và đăng ký mã ngành phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Sau đây là một số mã ngành nghề thuộc lĩnh vực Dịch vụ lưu trú, cụ thể dành cho homestay:

551 – 5510: Dịch vụ lưu trú ngắn ngày

Nhóm này gồm:

  • Dịch vụ cung cấp cơ sở lưu trú cho khách du lịch, khách trọ, hàng ngày hoặc hàng tuần, nhìn chung là ngắn hạn. Các cơ sở lưu trú bao gồm loại phòng thuê có sẵn đồ đạc, hoặc loại căn hộ khép kín có trang bị bếp và dụng cụ nấu ăn, có hoặc không kèm theo dịch vụ dọn phòng hàng ngày, có thể đi kèm với các dịch vụ khác như ăn uống, chỗ đỗ xe, dịch vụ giặt là, bể bơi, phòng tập, dịch vụ giải trí, phòng họp và thiết bị phòng họp;
  • Hoạt động của các cơ sở lưu trú như: khách sạn; biệt thự du lịch (resort); phòng hoặc căn hộ khách sạn; nhà khách, nhà nghỉ; nhà trọ, phòng trọ; chỗ nghỉ trọ trên xe lưu động; làng sinh viên, ký túc xá sinh viên; nhà điều dưỡng.
  • Loại trừ: Cho thuê nhà, căn hộ, phòng ở có hoặc không trang bị đồ đạc nhằm mục đích ở lâu dài, thường là hàng tháng hoặc hàng năm được phân vào ngành 6810 (Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê).

55102: Biệt thự hoặc căn hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày

Nhóm này gồm: Dịch vụ cung cấp cơ sở lưu trú:

  • Biệt thự du lịch (tourist villa): là biệt thự thấp tầng, có sân vườn, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tiện nghi và dịch vụ cần thiết cho khách du lịch;
  • Căn hộ cho khách du lịch lưu trú ngắn ngày (tourist apartment): Là căn hộ có trang bị sẵn đồ đạc, có trang bị bếp và dụng cụ nấu ăn… để khách tự phục vụ trong thời gian lưu trú.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP bao gồm:

a) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu (tuỳ theo mỗi loại hình doanh nghiệp mà có mẫu Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp khác nhau);

b) Điều lệ công ty (áp dụng đối với loại hình công ty hợp danh, công ty TNHH, Công ty cổ phần)

c) Danh sách thành viên góp vốn hoặc Danh sách cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh);

d) Bản sao các giấy tờ sau đây:

  • Giấy tờ pháp lý (Căn cước/CCCD/ Hộ chiếu) của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu của doanh nghiệp
  • Giấy tờ pháp lý (Căn cước/CCCD/ Hộ chiếu) của cá nhân đối với thành viên góp vốn công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý (Quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký́ doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác) của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền (Đối với trường hợp chủ sở hữu là tổ chức ủy quyền cho cá nhân quản lý phần vốn góp)
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

e) Giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh

Bước 3: Nộp Hồ sơ:

Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai cách sau:

  • Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
  • Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn

Bước 4: Nhận kết quả:

Sau 3 ngày làm việc, phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả xử lý hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ thì ra thông báo bổ sung, doanh nghiệp sửa hồ sơ và nộp lại. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả.

Xem thêm: Tư vấn thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch

Xin giấy phép phòng cháy, chữa cháy

Theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy, các cơ sở kinh doanh homestay phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy. Điều này bao gồm việc trang bị các thiết bị PCCC cơ bản như bình cứu hỏa, hệ thống báo cháy tự động, các lối thoát hiểm rõ ràng và dễ tiếp cận. Do đó, chủ cơ sở phải thực hiện đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC trước khi đi vào hoạt động. Việc tuân thủ quy định này giúp đảm bảo an toàn cho khách lưu trú, nhân viên và tài sản của cơ sở. Dưới đây là quy trình chi tiết:

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ xin giấy phép PCCC

  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC;
  • Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC và văn bản nghiệm thu về PCCC;
  • Danh sách nhân viên đã được huấn luyện về PCCC;
  • Bảng thống kê các phương tiện PCCC;
  • Phương án chữa cháy.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan thẩm quyền theo 1 trong 3 cách:

  • Nộp trực tiếp tại Cục Cảnh sát PCCC hoặc Phòng Cảnh sát PCCC (tuỳ đối tượng);
  • Nộp qua dịch vụ bưu chính (VNPost);
  • Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công.

Bước 3: Nhận kết quả:

  • Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC;
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ sẽ được nhận văn bản trả lời có nêu rõ lý do.

Xin giấy chứng nhận về điều kiện an ninh, trật tự

Theo Điều 25 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định về Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và các vấn đề về an ninh trật tự như sau:

  • Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm về việc đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự; thực hiện đầy đủ các quy định về an ninh, trật tự trong Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh.
  • Duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định này trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
  • Không sử dụng cơ sở kinh doanh để thực hiện các hoạt động trái quy định của pháp luật ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
  • Phát hiện và kịp thời thông báo cho cơ quan Công an về các biểu hiện nghi vấn hoặc vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự tại cơ sở kinh doanh.
  • Trường hợp bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, trong thời hạn 03 ngày làm việc phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền.
  • Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình an ninh, trật tự theo hướng dẫn của Bộ Công an.

Như vậy, việc đăng ký Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự là bắt buộc phải có đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú nên bạn phải nộp Bản cam kết thực hiện các quy định về an ninh, trật tự kèm theo các giấy tờ sau:

  • Bản sao có hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Bản khai lý lịch người đứng đầu theo pháp luật của cơ sở hoặc bản khai nhân sự
  • Danh sách những người làm trong cơ sở hoặc bộ phận ngành, nghề kinh doanh của cơ sở.
  • Biên bản kiểm tra của cơ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy có thẩm quyền xác nhận đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy.
  • Sơ đồ cơ sở kinh doanh lưu trú, phòng trọ

Khi nhận được hồ sơ hợp lệ, chủ kinh doanh mới được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lưu trú.

Xử phạt vi phạm hành chính về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú

Theo khoản 7 Điều 10 Nghị định 45/2019/NĐ-CP về mức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm về việc kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch như sau:

Vi phạm quy định chung về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch

  1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  2. a) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch sau khi đã thông báo tạm dừng hoặc chấm dứt hoạt động;
  3. b) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh.
  4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 49 của Luật Du lịch.
  5. Quy định từ khoản 1 đến khoản 7 Điều này cũng được áp dụng đối với nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan nhà nước có hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch.
  6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  7. a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều này;
  8. b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này”.
  • Như vậy, nếu kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch mà không đáp ứng điều kiện: có đăng ký kinh doanh và điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm thì sẽ bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
  • Ngoài ra, người kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch còn bị đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.
  • Địa điểm lưu trú được quy định nêu trên cũng bao gồm cả nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan nhà nước có hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch.
  • Lưu ý: mức phạt tiền quy định nêu trên là áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP).

Tư vấn về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú, homestay hiện nay

Tư vấn về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú

Tư vấn về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú

Dưới đây là một số công việc cụ thể mà luật sư có thể thực hiện giúp khách hàng trong việc khởi đầu kinh doanh dịch vụ lưu trú, homestay:

  • Cung cấp thông tin tổng quan về các quy định pháp luật liên quan đến kinh doanh dịch vụ lưu trú, homestay.
  • Tư vấn về lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với quy mô và mục tiêu.
  • Giải đáp các thắc mắc pháp lý cơ bản của khách hàng trước khi bắt đầu kinh doanh.
  • Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
  • Nộp hồ sơ và theo dõi quá trình xử lý tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Tư vấn về điều kiện và thủ tục đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ lưu trú.
  • Hỗ trợ các thủ tục liên quan đến con dấu, mã số thuế.
  • Phân tích và giải thích các quy định về cơ sở vật chất, kỹ thuật, an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường áp dụng cho từng loại hình lưu trú.
  • Tư vấn về việc đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện cụ thể cho homestay theo quy định chung và quy định của địa phương.
  • Hỗ trợ soạn thảo các quy trình nội bộ, quy tắc hoạt động của cơ sở lưu trú đảm bảo tuân thủ pháp luật.
  • Soạn thảo các mẫu hợp đồng lưu trú với khách hàng, đảm bảo các điều khoản rõ ràng, bảo vệ quyền lợi của cả hai bên và tuân thủ pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng.
  • Rà soát các hợp đồng thuê mặt bằng, hợp đồng cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh lưu trú.
  • Cung cấp thông tin về các loại thuế áp dụng cho hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú.
  • Hướng dẫn về thủ tục kê khai và nộp thuế.
  • Tư vấn về các vấn đề liên quan đến hóa đơn, chứng từ.
  • Đại diện khách hàng tham gia đàm phán, hòa giải các tranh chấp phát sinh với khách hàng, đối tác hoặc cơ quan nhà nước.
  • Tư vấn và đại diện khách hàng trong các vụ kiện tại tòa án hoặc các cơ quan giải quyết tranh chấp khác.
  • Tư vấn về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tên thương mại cho cơ sở lưu trú.
  • Giải quyết các vấn đề liên quan đến xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
  • Cung cấp thông tin về các thay đổi mới nhất trong pháp luật liên quan đến kinh doanh dịch vụ lưu trú và du lịch.
  • Tư vấn thường xuyên để đảm bảo hoạt động kinh doanh của khách hàng luôn tuân thủ pháp luật.
  • Tư vấn và hỗ trợ các thủ tục liên quan đến giấy phép con.
  • Hỗ trợ các thủ tục liên quan đến kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước.

Xem Thêm: Tư vấn luật Doanh nghiệp miễn phí qua điện thoại

Trên đây là một số thông tin liên quan đến hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ lưu trú, homestay hiện nay, nếu bạn còn thắc mắc cần Luật sư tư vấn về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú cũng như các vấn đề pháp lý khác cần lưu ý trong quá trình kinh doanh, vui lòng liên hệ qua Website:luatkienviet.com hoặc gọi Hotline 0386579303 để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

Scores: 4.1 (17 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 586 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *