Hiện nay có rất nhiều trường hợp cả hai bên không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản hoặc các hình thức khác pháp luật quy định nhưng chỉ đơn thuần giao kết bằng miệng để thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ của các bên. Do đó, khi xảy ra vấn đề rất khó để giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng lao động giao kết bằng miệng. Hãy cùng Luật Kiến Việt tìm hiểu và phân tích hợp đồng lao động giao kết bằng miệng có giá trị pháp lý hay không nhé!
Giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói
Hợp đồng lao động là gì?
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động về quyền và nghĩa vụ của các bên cùng thực hiện. Vậy, khi hợp đồng lao động được giao kết không phải bằng văn bản mà chỉ được giao kết qua lời nói thì có đảm bảo được tính pháp ký hay không?
Hình thức của Hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 14 Bộ luật lao động 2019.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
Như vậy, tại Điều 14 Bộ luật lao động 2019 đã thừa nhận tính pháp lý của hợp đồng lao động bằng lời nói. Tuy nhiên, chỉ đối với những hợp đồng có thời hạn dưới 1 tháng và trừ các trường hợp sau đây bắt buộc phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản dù đó là hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng:
– Giao kết hợp đồng lao động với nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên thông qua một người lao động trong nhóm được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động để làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng;
– Giao kết hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi;
– Giao kết hợp đồng lao động với lao động là người giúp việc gia đình;
Việc giao kết hợp đồng bằng lời nói diễn ra nhanh, không tốn quá nhiều thời gian. Tuy nhiên nó cũng kéo theo nhiều hệ lụy về sau, lúc xảy ra tranh chấp rất nhiều vấn đề để giải quyết nhưng vì “lời nói gió bay” nên ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên. Vì vậy, để tránh bị thiệt thòi, người lao động nên tìm hiểu về hợp đồng lao động và ký kết theo đúng quy định pháp luật để quyền và lợi ích của bản thân mình có thể được đảm bảo trong quan hệ lao động.
>> Có thể bạn quan tâm: Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Giá trị pháp lý của hợp đồng lao động giao kết bằng lời nói
Các vấn đề pháp lý khác có liên quan về hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động được giao kết như thế nào?
Hợp đồng lao động được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản
Hợp đồng lao động có mấy loại?
Hợp đồng lao động có 02 loại:
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó người sử dụng lao động và người lao động không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
Hợp đồng lao động xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó người sử dụng lao động và người lao động xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động có cần thông báo kết quả thử việc cho người lao động không?
Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
>> Xem thêm: Các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động
Trên đây là nội dung phân tích về giá trị pháp lý của hợp đồng lao động khi giao kết bằng lời nói theo pháp luật hiện hành. Mọi nhu cầu dịch vụ pháp lý vui lòng liên hệ với công ty luật Kiến Việt để được cung cấp.
Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:
Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/
Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303
Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com
Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet
Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty