Thủ tục xin giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm 2023

Bài viết dưới đây Luật Kiến Việt sẽ tư vấn thủ tục xin giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm mới nhất 2023. Nếu Quý khách hàng cần xin giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm, Luật Kiến Việt sẽ là một trong những lựa chọn tốt nhất với dịch vụ chất lượng, nhanh chóng và uy tín. 

Thủ tục xin giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm 2023

Xin giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm

Dịch vụ việc làm là gì?

Căn cứ theo Điều 36 Luật Việc làm 2013:

Dịch vụ việc làm bao gồm:

  • Tư vấn, giới thiệu việc làm
  • Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động
  • Thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động.

Tổ chức dịch vụ việc làm bao gồm:

  • Trung tâm dịch vụ việc làm
  • Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.

Theo đó, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và phải có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm cấp tỉnh cấp.

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm

Điều kiện cấp phép hoạt động dịch vụ việc làm được quy định cụ thể tại Điều 14 Nghị định 23/2021/NĐ-CP như sau:

1. Có địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh để tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định theo hợp đồng từ 03 năm (36 tháng) trở lên.

2. Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 300.000.000 đồng (Ba trăm triệu đồng).

3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm phải bảo đảm điều kiện:

a) Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

b) Không thuộc một trong các trường hợp sau đây: đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến dịch vụ việc làm;

c) Có trình độ từ đại học trở lên hoặc đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động từ đủ 02 năm (24 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.

>> Có thể bạn quan tâm: Gia hạn giấy phép lao động được không?

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm

1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp 

2. 01 bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản gốc để đối chiếu Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê địa điểm

3. Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động dịch vụ việc làm 

4. Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

5. Phiếu lý lịch tư pháp số 1 theo quy định pháp luật về lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. 

Trường hợp người đại diện là người nước ngoài không thuộc đối tượng cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì được thay thế bằng phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài.

Các văn bản nêu tại khoản này được cấp trước ngày nộp hồ sơ không quá 06 tháng. Văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.

6. 01 bản sao chứng thực từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản gốc để đối chiếu bằng cấp chuyên môn hoặc một trong các văn bản chứng minh thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau:

a) Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản gốc để đối chiếu hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

b) Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản gốc để đối chiếu quyết định bổ nhiệm (đối với người làm việc theo chế độ bổ nhiệm) hoặc văn bản công nhận kết quả bầu (đối với người làm việc theo chế độ bầu cử) của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm).

Các văn bản nêu trên nếu là văn bản của nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật.

Thủ tục xin giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm 2023

Thủ tục xin giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm

Trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm

Bước 1: Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp giấy phép..

Bước 2: Sau khi kiểm tra đủ giấy tờ quy định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép. 

Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đảm bảo theo quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp giấy phép đối với doanh nghiệp.

Trường hợp không cấp giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

>> Xem thêm: Điều kiện kinh doanh cho thuê lại lao động

Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm đối với doanh nghiệp

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính ủy quyền cấp giấy phép đối với doanh nghiệp.

Liên hệ dịch vụ xin giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm

Trên đây là bài viết hướng dẫn Thủ tục xin giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm 2023. Nếu có thắc mắc các vấn đề liên quan, vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn pháp luật liên quan:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/ 

Liên hệ qua số điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

 

Scores: 5 (16 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 526 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *