CÁC TRƯỜNG HỢP TẠM HOÃN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Nếu bạn có thắc mắc rằng: “Đi nghĩa vụ quân sự khi đang làm việc thì có bị đuổi việc không? Có nhất thiết phải chấm dứt hợp đồng làm việc khi bị tạm giam, tạm giữ?… thì bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn.

CÁC TRƯỜNG HỢP TẠM HOÃN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Tạm hoãn hợp đồng lao động là gì?

“Tạm hoãn hợp đồng lao động” là việc mà các bên tạm thời” ngừng việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Còn được hiểu là trường hợp các bên chưa chấm dứt quan hệ lao động nhưng lại tạm ngừng” thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận trong một khoảng thời gian nhất định vì các lý do được pháp luật quy định hoặc các bên tự thỏa thuận.

>> Có thể bạn quan tâm: Luật sư lao động

Khi nào mới được tạm hoãn hợp đồng?

Tạm hoãn hợp đồng được chia làm 2 loại: Tạm hoãn hợp đồng theo thỏa thuận (phụ nữ mang thai, được bổ nhiệm chức mới…), Tạm hoãn hợp động theo quy định của pháp luật (Đi nghĩa vụ quân sự, tạm giữ, tạm giam…).

Căn cứ vào Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 thì việc tạm hoãn hợp đồng xảy ra trong các trường hợp sau:

– Người lao động đi thực hiện nghĩa vụ quân sự;

– Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định tố tụng hình sự;

– Người lao động phải chấp hành quyết định bị đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc;

– Người lao động nữ mang thai có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi;

– Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ, người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;

– Các trường hợp khác do hai bên chủ thể thỏa thuận.

Nhận lại người lao động sau khi hết tạm hoãn hợp đồng

Nhận lại NLĐ sau khi tạm hoãn hợp đồng chính là nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo pháp luật quy định tại Điều 31 Bộ luật Lao động 2019:

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ nhận người lao động trở lại làm công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động nếu hợp đồng còn thời hạn, trừ khi nào hai bên có thỏa thuận khác.

  • Vi phạm pháp luật khi không nhận lại người lao động

Trường hợp nếu công ty không nhận lại người lao động sau thời gian tạm hoãn quay lại làm việc thì được coi là hành vi vi phạm pháp luật, bị xử phạt vi phạm hành chính.

Theo Điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định: Người sử dụng lao động không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác, sẽ bị phạt tiền từ 3 – 7 triệu đồng.

  • Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định.

  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi người lao động không quay lại làm việc

Trường hợp nếu hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động theo quy định mà người lao động không quay lại làm việc thì người sử dụng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo Điều 36 Bộ luật Lao động 2019.

 

CÁC TRƯỜNG HỢP TẠM HOÃN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Quyền và lợi ích giao kết hợp đồng của người lao động

  • Tiền lương

Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác (quy định tại Khoản 2, Điều 30 Bộ luật Lao động 2019).

  • Bảo hiểm xã hội

Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 12 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội (quy định tại Khoản 4 Điều 42 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017).                            

  • Trợ cấp thôi việc, mất việc làm

Theo Khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm thì thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động không được tính vào khoảng thời gian mà người lao động có mặt và làm việc tại công ty cho nên không được hưởng các trợ cấp này.

“Điều 8. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm…

3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trong đó:

a) Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; thời gian thử việc; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 111, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115; thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 và thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 128 của Bộ luật Lao động.

b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp…”

>> Bài viết liên quan: Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 

Luật sư tư vấn về Tạm hoãn hợp đồng lao động

Trên đây là nội dung giới thiệu về “ Tạm hoãn hợp đồng lao động”. Mọi nhu cầu dịch vụ pháp lý về tạm hoãn hợp đồng lao động vui lòng liên hệ với Công ty Luật Kiến Việt để được cung cấp dịch vụ tốt nhất.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

Scores: 4.2 (19 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 559 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *