Quy định của pháp luật về lao động bán thời gian

Việc làm bán thời gian (Part-time Job) đang là một trong những sự lựa chọn ưu tiên của một bộ phận người lao động trong xã hội hiện nay, vì tính chất linh động trong việc sắp xếp thời gian, không bị ràng buộc quá nhiều về quy tắc cũng như nội quy tại nơi làm việc. Vậy hiện nay pháp luật có quy định như thế nào về lao động bán thời gian? Lao động bán thời gian có bảo hiểm xã hội không? Hãy cùng đi vào tìm hiểu tại bài viết dưới đây.

Quy định của pháp luật về lao động bán thời gian

Lao động bán thời gian là sự lựa chọn phổ biến của nhiều người

Lao động bán thời gian là gì?

Lao động bán thời gian hay việc làm part-time dưới góc độ pháp luật lao động được hiểu là làm việc không trọn thời gian, cụ thể Luật Lao động 2019 điều 32 đưa ra định nghĩa như sau:

“Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc tuần hoặc tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.”

Người lao động sẽ thỏa thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động. Người lao động không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

Bảo hiểm xã hội đối với lao động bán thời gian

Người lao động bán thời gian sẽ được tham gia bảo hiểm xã hội nếu giao kết một trong các hợp đồng thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Cụ thể Luật Bảo hiểm xã hội 2014 Điều 2 đưa ra quy định như sau:

“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”

Như vậy sẽ có trường hợp người lao động bán thời gian được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và trường hợp không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

>> Cùng chuyên mục: Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc

Quy định của pháp luật về lao động bán thời gian

Lao động bán thời gian có được tham gia bảo hiểm xã hội?

Mức đóng bảo hiểm đối với lao động bán thời gian

Mức đóng bảo hiểm của người lao động bán thời gian cũng tương tự như đối với người làm việc trọn thời gian. Mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ bằng mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội nhân với tỷ lệ đóng của người lao động.

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội như sau: Người lao động được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng.

Doanh nghiệp không tham gia bảo hiểm cho người lao động thì bị xử lý như thế nào?

Người lao động có quyền được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật (khoản 1 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội) và có quyền khiếu nại tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định.

Như vậy, trường hợp người sử dụng lao động không tham gia đóng bảo hiểm cho người lao động khi họ đã đáp ứng đủ các điều kiện để tham gia thì có thể khiếu nại bằng các phương thức như:

–         Làm đơn nhờ sự hỗ trợ từ Công đoàn

–         Làm đơn khiếu nại trực tiếp đến ban lãnh đạo công ty, nếu công ty không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì có thể gửi đơn khiếu nại đến Phòng Lao động và Thương binh xã hội thuộc UBND cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở để Thanh tra lao động tiến hành giải quyết.

Quy định về xử phạt các hành vi vi phạm được Nghị định 28/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, quy định như sau:

“Điều 38. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Hằng năm, không niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật bảo hiểm xã hội;

 b) Không thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định;

c) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.

4. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

b) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng.

5. Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.”

>> Có thể bạn quan tâm: Người lao động bị sa thải trong trường hợp nào?

 Luật sư tư vấn quy định về lao động bán thời gian

Trên đây là nội dung giới thiệu về Quy định của pháp luật về lao động bán thời gian. Mọi nhu cầu về pháp luật, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn và hướng dẫn.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn luật lao động:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

 

 

 

 

 

Scores: 4.7 (12 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 526 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *