Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động

Xử lý kỷ luật lao động là biện pháp bất lợi mà người sử dụng lao động sẽ áp dụng đối với người lao động khi người lao động có hành vi vi phạm. Việc xử lý kỷ luật lao động phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Trong bài viết này, Luật Kiến Việt xin giới thiệu đến Quý khách trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động.

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động

Căn cứ để xử lý kỷ luật lao động

Theo Điều 122 Bộ luật lao động 2019, để xử lý kỷ luật lao động cần thoả mãn: (i) có hành vi vi phạm và (ii) người lao động có lỗi.

Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật đối với hành vi không được quy định trong nội quy lao động (điểm c khoản 3 Điều 18 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

>> Xem thêm: Điều kiện xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động

Những hành vi không được phép khi xử lý kỷ luật lao động

Theo Điều 18 Nghị định 28/2020/NĐ – CP:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi:

– Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai đối với người lao động và trả toàn bộ chi phí điều trị, tiền lương cho người lao động trong thời gian điều trị nếu việc xâm phạm gây tổn thương về thân thể người lao động đến mức phải điều trị tại các cơ sở y tế.

– Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động.

– Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động. Buộc nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương cho người lao động tương ứng với những ngày nghỉ việc.

– Áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

Thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động

Theo Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động là người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 18 của Bộ luật Lao động hoặc người được quy định cụ thể trong nội quy lao động.

Theo khoản 3 Điều 18 Bộ luật lao động 2019, người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động

Theo Điều 70 Nghị định 145/2020:

Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, công ty tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên (công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở) và người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì công ty thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.

Công ty tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động như sau:

– Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, công ty phải thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động đến (i) Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên và (ii) người lao động, luật sư bào chữa, tổ chức đại diện người lao động bào chữa; người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi. Công ty bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp;

– Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp;

– Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địa điểm đã thông báo quy định. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.

– Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của: Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên và người lao động.

– Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động (06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm), người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động và gửi đến các thành phần tham dự.

>> Có thể bạn quan tâm: Người lao động bị sa thải trong trường hợp nào?

Chế tài khi xử lý kỷ luật lao động không đúng trình tự thủ tục

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi: Xử lý kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại không đúng trình tự, thủ tục, thời hiệu theo quy định của pháp luật. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương cho người lao động tương ứng với những ngày nghỉ việc. (điểm d khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều 18 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động

Xử lý kỷ luật lao động

Tư vấn trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động

Trên đây là bài giới thiệu về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động, để được tư vấn cụ thể hơn về trình tự thủ tục xử lý kỷ luật lao động nói chung và các vấn đề luật lao động nói riêng, Quý Khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt:

– Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

– Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

– Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

– Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

– Liên hệ trực tiếp tại Công ty

Trân trọng cảm ơn!

 

Scores: 5 (15 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 526 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *