Quy định pháp luật về việc mang thai hộ

 

Mang thai hộ đã dần trở thành thuật ngữ không còn xa lạ; khi ngày nay, càng có nhiều cặp vợ chồng không thể có con, phải nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Vậy việc nhờ người khác mang thai hộ giúp mình sinh con có được pháp luật thừa nhận hay không và cần đáp ứng điều kiện gì, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên thế nào? Thì trong bài viết dưới đây tác giả sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về các quy định pháp luật liên quan đến việc mang thai hộ. 

Quy định pháp luật về việc mang thai hộ

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Khái niệm mang thai hộ

Pháp luật đưa ra khái niệm mang thai hộ thông qua mục đích của việc mang thai hộ như sau: 

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.” (khoản 22 Điều 3 luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)

“Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.”(khoản 23 Điều 3 luật hôn nhân và gia đình 2014).

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chỉ cho phép việc thực hiện việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Mọi hoạt động liên quan đến mang thai hộ vì mục đích thương mại được xem là vi phạm pháp luật.

>> Cùng chuyên mục: Quy định pháp luật về đăng ký nhận con nuôi trong nước

Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 

Căn cứ vào Điều 95 luật hôn nhân và gia đình 2014, việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

“1. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.

2. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

b) Vợ chồng đang không có con chung;

c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

3. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;

b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;

c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;

d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;

đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

4. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Các điều kiện nêu trên được hướng dẫn cụ thể bởi chương V Nghị định 10/2015/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 15/03/2015 và được sửa đổi bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 98/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.

Quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 

1. Bên nhờ mang thai hộ có nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ Y tế.

2. Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

3. Bên nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của Luật này và bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan; nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ thì phải bồi thường. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết thì con được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ.

4. Giữa con sinh ra từ việc mang thai hộ với các thành viên khác của gia đình bên nhờ mang thai hộ có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và luật khác có liên quan.

5. Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con.

Quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

1. Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.

2. Người mang thai hộ phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Y tế.

3. Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày. Việc sinh con do mang thai hộ không tính vào số con theo chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

4. Bên mang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

5. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con.

>> Có thể bạn quan tâm: Xác định cha mẹ cho con

Quy định pháp luật về việc mang thai hộ

Quy định pháp luật về mang thai hộ

Bất cập tồn tại trong vấn đề mang thai hộ

Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, sự cho phép thực hiện việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là điều hết sức cao cả và thiêng liêng, khi đã giúp không ít cặp vợ chồng không sinh nở được nhưng vẫn có thể có con. Tuy nhiên, những quy định pháp luật liên quan đến việc mang thai hộ vẫn còn quá khắt khe và bó hẹp như: việc quy định tại điểm b khoản 2 Điều 95 luật hôn nhân và gia đình 2014 điều kiện bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải là “vợ chồng đang không có con chung”. Vậy nếu trong trường hợp vợ chồng đã có con chung nhưng đứa con này bị tật nguyền do quá trình sinh sản mà không phải do di truyền và người mẹ lúc này bắt buộc phải cắt bỏ tử cung hoặc cắt bỏ buồng trứng sẽ không thể làm mẹ được nữa nếu không cho phép mang thai hộ; hay tại Nghị định 10/2015/NĐ-CP áp dụng việc mang thai hộ cho cả người Việt Nam và cả người nước ngoài nhưng tại khoản 2 Điều 5 Nghị này thì người cho noãn chỉ áp dụng cho người Việt Nam và người có gốc Việt (Việt kiều). Còn những trường hợp xin tinh trùng lại không đề cặp tới. Do những quy định pháp luật quá chặt nên có thể dẫn đến nhiều trường hợp bất chấp quy định thực hiện việc tìm kiếm người giúp mình mang thai hộ xong rồi trả tiền hoặc một lợi ích nào đó. Từ đó, việc mang thai hộ vì mục đích thương mại tồn tại ngầm trong xã hội ngày càng nhiều, mà cơ quan chức năng đang dần điều tra và bắt được khá nhiều các đối tượng vi phạm pháp luật trong việc mang thai hộ trái pháp luật.

Luật sư tư vấn việc mang thai hộ

Trên đây là nội dung giới thiệu về đề tài “Quy định pháp luật về mang thai hộ”. Mọi nhu cầu về pháp luật, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn và hướng dẫn.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn luật về “Quy định pháp luật về mang thai hộ”

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

 

Scores: 4.9 (20 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 526 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *