Ai giám hộ cho em bị tâm thần

 

Khái niệm giám hộ cho người tâm thần

“Người bị tâm thần” là người bị bệnh do rối loạn hoạt động não bộ gây nên những biến đổi bất thường về lời nói, ý tưởng, hành vi, tác phong, tình cảm… Bệnh tâm thần điển hình bao gồm trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, rối loạn ăn uống và hành vi gây nghiện, không nhận thức được hành vi của mình. Người bị tâm thần cần có giám định pháp y về việc mất khả năng nhận thức. Sau đó đề nghị tòa án tuyên bố 1 người mất năng lực hành vi dân sự, theo điều 22, Bộ Luật dân sự năm 2015:

Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự

1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

“Giám hộ cho người tâm thần”  là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được pháp luật quy định (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người mất năng lực hành vi dân sự, ( là người được giám hộ).

Ai giám hộ cho em bị tâm thần

Người bị tâm thần cần có người giám hộ

Ai được giám hộ cho em bị tâm thần?
 

Theo quy định tại BLDS 2015 quy định người mất năng lực hành vi dân sự “phải có người giám hộ”, người giám hộ có thể là người giám hộ đương nhiên hay giám hộ cử ( khi không có người giám hộ đương nhiên).

Người giám hộ có thể là người thân thuộc gia đình của người mất năng lực hành vi dân sự hoặc “không thuộc những người thân thích của người được giám hộ”.

Theo Điều 53, Bộ Luật dân sự 2015 quy định “Người giám hộ đương nhiên” của người mất năng lực hành vi dân sự:

  – Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

   – Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

   – Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.

   – Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

>> Xem thêm: Ai được hưởng thừa kế tài sản từ ba mẹ

Người giám hộ được cử, chỉ định

Trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.

Điều kiện giám hộ cho em bị tâm thần

Một cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định trong BLDS 2015 thì có thể trở thành người giám hộ.

Cá nhân là người giám hộ

Theo quy định tại điều 49 Bộ luật Dân sự 2015 thì điều kiện để trở thành người giám hộ được quy định như sau:

“… Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

2. Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ;

3. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác;

4. Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.”

Pháp nhân là người giám hộ

Điều 50 BLDS 2015 quy định điều kiện để trở thành người giám hộ của pháp nhân như sau:

– Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.

– Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

>> Xem thêm: Bạo hành trẻ em: biết để đừng mắc phải

Thủ tục đăng ký giám hộ cho em bị tâm thần

Trình tự thủ tục đăng ký giám hộ được quy định tại Luật hộ tịch năm 2014:

Thủ tục đăng ký giám hộ cử

– Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và văn bản cử người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

–  Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

>> Xem thêm: Các mẫu Tờ khai đăng ký Hộ tịch

Thủ tục đăng ký giám hộ đương nhiên

–  Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên.

–  Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Theo quy định trên thì việc yêu cầu giám hộ đương nhiên gồm các giấy tờ sau:

– Tờ khai giám hộ theo mẫu

– Giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên (Giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ, vợ chồng…)

– Quyết định của Tòa về việc quyết định người giám hộ.

– Chứng minh thư và sổ hộ khẩu của người yêu cầu giám hộ

>> Xem thêm: Trách nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con cái gây ra

Ai giám hộ cho em bị tâm thần

Giám hộ cho em bị tâm thần

Liên hệ luật sư tư vấn về giám hộ cho người tâm thần

Trên đây là nội dung giới thiệu về “Giám hộ cho em bị tâm thần”. Mọi thắc mắc hoặc nhu cầu về pháp luật, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn và hướng dẫn về các vấn đề:

  •  Tư vấn thủ tục đăng ký giám hộ
  • Tư vấn thủ tục chấm dứt giám hộ
  • Tư vấn thủ tục  đăng ký giám hộ có yếu tố nước ngoài
  • Tư vấn thủ tục đăng ký chấm dứt giám hộ có yêu tố nước ngoài
  • Tư vấn thủ tục thay đổi người giám hộ
  • Tư vấn pháp luật về tuyên bố một người bị tâm thần
  • Tư vấn pháp luật về năng lực hành vi dân sự

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn luật về giám hộ:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: http://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

Scores: 4.3 (10 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 526 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *