Cách viết mẫu tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con

 

Có rất nhiều lý do khiến một số cá nhân chưa được nhận cha, mẹ, con. Đó có thể là những người nuôi dưỡng, chăm sóc, quan tâm và giáo dục cá nhân đó đến lúc trưởng thành. Do đó, pháp luật cho phép cá nhân quyền được nhận cha, mẹ, con. Tuy nhiên, cách viết mẫu tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con như thế nào và thủ tục bắt buộc ra sao? Hãy cùng Luật Kiến Việt tìm hiểu và phân tích nhé!

Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con dùng để làm gì?

Tờ khai đăng ký việc nhận cha, mẹ, con là văn bản gửi tới cơ quan có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con nhằm đề nghị cơ quan này xác định quan hệ cha mẹ mà không có tranh chấp xảy ra. Do đó, tờ khai đăng ký việc nhận cha, mẹ dùng làm căn cứ để phát sinh nghĩa vụ của cơ quan có thẩm quyền trong việc xác nhận quan hệ cha mẹ, là cơ sở bày tỏ nguyện vọng của cá nhân đó.

Cách viết mẫu tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con
Cách viết mẫu tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con

Nội dung của tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con

Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con phải đảm bảo các nội dung sau:

  • Cơ quan đề nghị giải quyết;
  • Thông tin người yêu cầu nhận cha, mẹ, con ;
  • Thông tin người nhận nhận cha, mẹ, con ;
  • Thông tin người được nhận cha, mẹ, con;
  • Cam đoan của việc nhận cha, mẹ, con
  • Tài liệu gửi kèm tờ khai.
Cách viết mẫu tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con
Cách viết mẫu tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con

Cách viết tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con

(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký;

(2) Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.

(3) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế

(4) Chỉ cần thiết trong trường hợp người khai không đồng thời là người nhận cha/mẹ/con;

(5) Chỉ cần thiết trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên hoặc người đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, ghi ý kiến của người là cha nếu mẹ là người yêu cầu, ý kiến người mẹ nếu cha là người yêu cầu (trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự);

(6) Chỉ cần thiết trong trường hợp người được nhận là trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên.

Tải mẫu tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con

Đơn mẫu tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con 

Tư vấn thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

* Thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con tại UBND xã được quy định tại Điều 25 Luật Hộ tịch 2014 và Điều 14, Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP như sau:

Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp các giấy tờ cho cơ quan đăng ký hộ tịch bao gồm:

– Tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con;

– Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con gồm:

+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

+ Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.

*Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài thì thủ tục sẽ gồm:

Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con và giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con theo mục 3.1 cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài phải nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân.

– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở UBND cấp huyện trong thời gian 07 ngày liên tục,

Đồng thời gửi văn bản đề nghị UBND cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở UBND cấp xã.

– Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con, nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết.

– Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt; công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng các bên ký vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch UBND cấp huyện cấp trích lục cho các bên.

>> Có thể bạn quan tâm: Các mẫu tờ khai đăng ký hộ tịch, Thủ tục người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam

Dịch vụ Luật sư tư vấn

Trên đây là nội dung phân tích về cách viết mẫu tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo luật hiện hành. Mọi nhu cầu dịch vụ pháp lý vui lòng liên hệ với công ty luật Kiến Việt để được cung cấp.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

Scores: 4.5 (16 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 521 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *