Dịch vụ làm thủ tục phá sản doanh nghiệp ở Bình Dương

Tại Việt Nam ngày càng có nhiều doanh nghiệp xuất hiện, cùng với đó là các doanh nghiệp phá sản cũng tăng lên. Đặc biệt là sau khi dịch COVID19 qua đi, các doanh nghiệp tại Bình Dương chịu ảnh hưởng rất nhiều và phải dẫn đến tình trạng phá sản. Hãy cùng với Công ty Luật Kiến Việt tìm hiểu về thủ tục phá sản doanh nghiệp ở Bình Dương thông qua bài viết dưới đây nhé:

Phá sản là gì?

Dịch vụ làm thủ tục phá sản doanh nghiệp ở Bình Dương

Phá sản doanh nghiệp là gì?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Trong đó, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. (Theo khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản 2014)

>> Xem thêm: Phá sản và giải thể doanh nghiệp có gì khác nhau?

Chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ở Bình Dương

Điều 5 Luật phá sản 2014 quy định các đối tượng được phép nộp đơn yêu cầu như sau:

Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Người lao động. Công đoàn cơ sở. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương. các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu khi doanh nghiệp mình mất khả năng thanh toán.

Chủ doanh nghiệp tư nhân. Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần. Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu khi doanh nghiệp mình mất khả năng thanh toán.

Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên. Trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán.

Đối với cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông. Trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.

Thủ tục phá sản doanh nghiệp tại Bình Dương

Dịch vụ làm thủ tục phá sản doanh nghiệp ở Bình Dương

Trình tự, thủ tục phá sản doanh nghiệp tại Bình Dương

Thủ tục phá sản doanh nghiệp quy định trong Luật Phá sản 2014 diễn ra gồm các bước sau:

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Chỉ những người có quyền và nghĩa vụ liên quan mới có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Bước 2: Tòa án nhận đơn

Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án xem xét đơn, nếu đơn hợp lệ sẽ thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản.

Nếu đơn chưa hợp lệ thì yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn.

Nếu người nộp đơn không có quyền nộp đơn, hoặc từ chối sửa đơn… thì Tòa án trả lại đơn.

Bước 3: Tòa án thụ lý đơn

Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản.

Sau đó, Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn).

Bước 4: Mở thủ tục phá sản

Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản Tòa án phải gửi thông báo đến những người liên quan.

Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo toàn tài sản như tuyên bố giao dịch vô hiệu; tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng…

Đặc biệt sẽ kiểm kê lại tài sản, lập danh sách chủ nợ; lập danh sách người mắc nợ…

Bước 5: Hội nghị chủ nợ

Triệu tập Hội nghị chủ nợ:

+ Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất.

Hội nghị chủ nợ được coi là tiến hành hợp lệ nếu có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Nếu không đáp ứng sẽ bị hoãn và phải mở hội nghị lần 02.

+ Hội nghị chủ nợ lần thứ hai.

Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra một trong các kết luận sau:

– Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;

– Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh;

– Đề nghị tuyên bố phá sản.

Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn mất khả năng thanh toán, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

Bước 7: Thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

– Thanh lý tài sản phá sản;

– Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.

Tòa án nào có quyền giải quyết thủ tục phá sản tại Bình Dương?

Điều 8 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:

Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó. Như vậy, Tòa án nhân dân các huyện thuộc tỉnh Bình Dương sẽ có thẩm quyền đối với doanh nghiệp có trụ sở chính tại thành phố, huyện, thị xã,… thuộc tỉnh Bình Dương.

Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:

– Có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;

– Doanh nghiệp có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

– Doanh nghiệp có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

– Do Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.

Như vậy, các trường hợp trên sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương.

Lệ phí phá sản tại Bình Dương?

Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định hiện hành là 1,5 triệu đồng theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.

Những trường hợp sau đây không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, không phải chịu lệ phí Tòa án:

– Người lao động, công đoàn có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn thanh toán.

– Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.

Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp và thương mại

Từ những nội dung tư vấn trên, các bạn có thể định hình được phá sản là gì và thủ tục phá sản doanh nghiệp ở Bình Dương. Pháp luật doanh nghiệp Việt Nam khá phức tạp, nếu bạn còn thắc mắc vui lòng liên hệ với công ty luật Kiến Việt để được cung cấp.

>> Xem thêm: Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp và thương mại của Luật Kiến Việt

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

 

Scores: 4.2 (20 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 679 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *