Trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành. Các chủ thể muốn phân chia thừa kế đất đai tại Bình Dương cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Qua bài viết này, luật Kiến Việt sẽ nêu rõ về điều kiện, trình tự thủ tục phân chia thừa kế theo luật định tại Bình Dương.
Vì sao phải phân chia thừa kế đất đai tại Bình Dương
Căn cứ khoản 2 Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 “Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản”
Như vậy, có thể phân di sản thừa kế của người chết ở nơi thường trú cuối cùng hoặc nơi có di sản.
>> Có thể bạn quan tâm: Luật sư dân sự
Bên cạnh đó, Căn cứ Điều 42 Luật công chứng năm 2014 quy định về Phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản “Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản”
Văn bản phân chia di sản thừa kế đối với bất động sản buộc phải công chứng mới có giá trị thi hành. Vì thế đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Dương, buộc phải thực hiện phân chia thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Bình Dương hoặc chứng thực ở UBND phường, xã.
Làm thủ tục phân chia thừa kế đất đai tại Bình Dương ở đâu?
Để làm thủ tục phân chia thừa kế đất đai tại Bình Dương cần đến các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Bình Dương hoặc UBND phường, xã nơi có đất để lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc văn bản khai nhận di sản thừa kế.
Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm:
– Phòng công chứng Nhà nước
– Văn phòng công chứng.
Ngoài ra cũng có thể lập thủ tục phân chia di sản thừa kế đất đai tại UBND cấp xã nơi có bất động sản.
Thủ tục, trình tự phân chia thừa kế đất đai ở Bình Dương
Bước 1: Tiến hành công chứng văn bản phân chia di sản tại tổ chức hành nghề công chứng.
Để tiến hành thủ tục này, cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ để yêu cầu công chứng, bao gồm:
– Di chúc (trong trường hợp người để lại di sản lập di chúc)
– Giấy tờ chứng minh người để lại di sản đã chết (giấy chứng tử, trích lục khai tử, bản án tuyên bố một người đã chết…).
– Giấy khai sinh của người chết.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hoặc các giấy tờ chứng minh đất đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Giấy tờ tùy thân của người được hưởng thừa kế (chứng minh nhân dân, căn cước công dân,…)
– Đối với vợ, chồng của người chết cần có: Chứng nhận kết hôn, trích lục kết hôn, bản tuyên thệ kết hôn,….
– Đối với các con của người chết: Giấy khai sinh, trích lục khai sinh,….
Tuy nhiên, thông thường các tổ chức hành nghề công chứng sẽ có mẫu văn bản của tổ chức hành nghề, nên cần liên hệ trước để không cần mất thời gian chuẩn bị, soạn thảo các giấy tờ trên.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, đủ các giấy tờ cần thiết. Cơ quan công chứng sẽ tiến hành niêm yết công khai về di sản thừa kế và quan hệ nhân thân của người để lại di sản trong thời gian 15 ngày tại UBND cấp xã nơi thường trú cuối cùng và nơi có bất động sản.
Hết 15 ngày niêm yết công khai, nếu không có khiếu nại, tố cáo, những người thừa kế sẽ cùng ký công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được cơ quan có thẩm quyền công chứng, phải tiến hành nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện hoặc cấp xã nơi có bất động sản và Giấy hẹn trả kết quả.
Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đăng ký biến động
– Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đất đai
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân
– Tờ khai lệ phí trước bạ
– Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (Trường hợp mục đích sử dụng đất không phải là đất nông nghiệp)
Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện tiến hành xác minh, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thông báo thực hiện các nghĩa vụ tài chính (trừ trường hợp được miễn thực hiện nghĩa vụ tài chính)
Bước 4. Sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ tài chính. Được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND nơi đã nộp hồ sơ.
>> Xem thêm: Thủ tục khởi kiện tranh chấp về thừa kế ở Bình Dương
Luật sư tư vấn Thủ tục phân chia thừa kế đất đai tại Bình Dương
Trên đây là những nội dung liên quan đến thủ tục phân chia thừa kế đất đai tại Bình Dương. Qua đó, hi vọng quý đọc giả đã hiểu rõ về trình tự, thủ tục phân chia thừa kế đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Dương Mọi thắc mắc có thể liên hệ với luật sư công ty luật Kiến Việt để được tư vấn cụ thể.
Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:
Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/
Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303
Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com
Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet
Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.