Tư vấn giải quyết tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty

Giải quyết tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty là vấn đề mà công ty nhận được nhiều trong thời gian gần đây. Đây được coi một hiện tượng tất yếu không thể tránh khỏi của nền kinh tế thị trường. Việc tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản lý và điều hành của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhằm giúp các chủ doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các tình huống tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty có thể xảy ra, Công ty Luật Kiến Việt xin được tư vấn pháp lý trong bài viết dưới đây nhé!

Giải quyết tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty

Giải quyết tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty

Các dạng tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty

Hiện nay, việc tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty rất đa dạng và gây ảnh hưởng rất lớn đến chủ doanh nghiệp, cụ thể:

  • Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty;
  • Các tranh chấp liên quan đến Hợp đồng lao động giữa công ty với các thành viên công ty;
  • Các tranh chấp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của thành viên công ty với công ty;
  • Các tranh chấp định giá tài sản khi góp vốn, không chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn; tranh chấp về quyền và lợi ích, phân chia lợi nhuận;
  • Các tranh chấp liên quan đến vốn góp của các thành viên công ty.

Các phương thức giải quyết tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty

Hiện nay, phương thức giải quyết tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty khá đa dạng, cụ thể:

 Cơ chế giải quyết tranh chấp

  • Giải quyết tranh chấp trên tinh thần là hòa giải, thương lượng giữa công ty và các thành viên công ty. Đây là phương án giải quyết tránh mất thời gian và công sức cho các bên.
  • Phương thức hòa giải tại Trung tâm hòa giải (hòa giải thương mại): Hòa giải thương mại là là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp.
  • Phương thức giải quyết bằng Trọng tài thương mại. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại.
  • Phương thức giải quyết bằng Tòa án.

Trình tự giải quyết tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty tại Tòa án

Thủ tục giải quyết tranh chấp giữa công ty với các thành viên

Thủ tục giải quyết tranh chấp giữa công ty với các thành viên

  • Bước 1: Nộp đơn khởi kiện

Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Theo đó, công ty hoặc các thành viên công ty cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì có quyền khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền.

  • Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện có đủ điều kiện thụ lý hay không.
  • Bước 3: Giao nộp chứng cứ và yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ

Theo đó, cùng với việc nộp đơn khởi kiện thì cơ quan, tổ chức khởi kiện phải cung cấp tài liệu chứng cứ, chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ. Và người bị kiện nếu phản đối yêu cầu của người khởi kiện thì cũng phải cung cấp các tài liệu chứng cứ để chứng minh cho sự phản đối của mình.

  • Bước 4: Về hòa giải vụ án tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 205 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn”.

Theo đó, nếu các bên thống nhất được phương án hòa giải trên tinh thần tự nguyện và thống nhất của hai bên thì quyết định hòa giải thành sẽ có hiệu lực ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tụC phúc thẩm.

  • Bước 5: nếu hai bên hòa giải không thành thì Tòa án tiến hành xét xử theo quy định của pháp luật. Cụ thể, thủ tục xét xử sơ thẩm bao gồm: Bắt đầu phiên tòa; Xét hỏi tại phiên tòa; Tranh luận tại phiên tòa; Nghị án; Tuyên án; Hoàn chỉnh biên bản phiên tòa; Cấp trích lập bản sao bản án hoặc quyết định của Tòa án.

Tại sao cần luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty

Tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty là một hiện tượng tất yếu không thể tránh khỏi của nền kinh tế thị trường. Khi xảy ra tranh chấp sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động kinh doanh, chiến lược và sự tồn tại của doanh nghiệp. Do đó, khi có tranh chấp xảy ra thì cần có luật sư tư vấn để có những phương án phù hợp với tình hình công ty và với quy định của pháp luật để giải quyết ổn thỏa nhất.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty

Để đảm bảo công bằng quyền lợi của các bên theo quy định của pháp luật và không mất nhiều thời gian của doanh nghiệp thì vai trò của luật sư tư vấn trong trường hợp này rất quan trọng, cụ thể:

  • Luật sư tư vấn phương án thỏa thuận để đảm bảo quyền lợi giữa công ty với các thành viên công ty trên tinh thần phù hợp với các quy định của pháp luật;
  • Dù là phương thức giải tranh chấp nào thì cũng cần có những trình tự, thủ tục nhất định. Khi đó, với sự hỗ trợ của luật sư, các vấn đề có thể được giải quyết một cách kịp thời và chính xác.
  • Luật sư hướng dẫn Khách hàng soạn thảo và hoàn thiện các hồ sơ và giấy tờ có liên quan đến giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh;
  • Luật sư đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền.

Tranh chấp giữa công ty và các thành viên công ty là một vấn đề không còn mới mẻ hiện nay. Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp sao cho phù hợp đó là cả một quá trình nghiên cứu và đề ra phương án cụ thể của các doanh nghiệp. Trên đây là một số nội dung tư vấn giải quyết tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty. Để được giải quyết tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty cụ thể hơn, người lao động có thể liên hệ với luật sư tố tụng tư vấn giải quyết tranh chấp của chúng tôi qua Hotline hoặc Zalo theo số 0386.579.303, được tư vấn hỗ trợ kịp thời, hiệu quả nhất.

Tham khảo thêm một số bài viết liên quan khác:

Scores: 4.4 (14 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 521 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *