Trình tự giải quyết tranh chấp cổ tức trong công ty cổ phần

Giải quyết tranh chấp cổ tức trong công ty cổ phần được thực hiện khi có xảy ra những mâu thuẫn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích hợp pháp của cổ đông và hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần. Hãy theo dõi bài viết này để nắm rõ nguyên dân dẫn đến tranh chấp, phương thức giải quyết, hồ sơ chuẩn bị cũng như thủ tục giải quyết tranh chấp cổ tức trong công ty cổ phần.

Giải quyết tranh chấp cổ tức trong công ty cổ phần

Giải quyết tranh chấp cổ tức trong công ty cổ phần

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp cổ tức trong Công ty cổ phần

Cần hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tranh chấp cổ tức để lựa chọn giải pháp phòng ngừa và giải quyết hiệu quả vấn đề này. Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tranh chấp cổ tức trong Công ty cổ phần:

Vấn đề liên quan đến việc xác định lợi nhuận:

  • Mâu thuẫn trong việc xác định lợi nhuận sau thuế đủ điều kiện chia cổ tức
  • Việc trích lập các quỹ dự phòng, quỹ đầu tư phát triển không phù hợp
  • Điều chỉnh các khoản chi phí, thu nhập không hợp lý

Vấn đề liên quan đến việc chia cổ tức:

  • Chia cổ tức không công bằng giữa các cổ đông
  • Thanh toán cổ tức chậm trễ hoặc không thanh toán cổ tức

Vấn đề liên quan đến thông tin về cổ tức:

  • Cung cấp thông tin về cổ tức không đầy đủ, chính xác hoặc không kịp thời
  • Giải đáp thắc mắc của cổ đông về cổ tức không thỏa đáng

Vấn đề liên quan đến quyền hạn và trách nhiệm:

  • Mâu thuẫn giữa HĐQT, Ban kiểm sát và cổ đông về việc chia cổ tức
  • Quản lý tài chính của công ty không minh bạch, thiếu kiểm soát
  • Hệ thống pháp luật về chia cổ tức chưa hoàn thiện

Tham khảo thêm: Tư vấn quy định về phân chia cổ tức trong công ty cổ phần

Phương thức giải quyết tranh chấp cổ tức trong công ty cổ phần

Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng

  • Một trong những quyền của cổ đông hoặc nhóm cổ đông chính là việc tổ chức các cuộc họp để thương lượng. Cách thức tiến hành cuộc họp, điều kiện tiến hành họp đã được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 139 Luật doanh nghiệp 2020: “Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần. Ngoài cuộc họp thường niên, Đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường”.
  • Theo quy định tại Điều 145 Luật doanh nghiệp 2020 thì cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định. Và ngoại trừ cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp. Tranh chấp giữa các cổ đông nếu phát sinh trong quá trình kinh doanh thì các bên sẽ giải quyết thông qua việc tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông.

Giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải

Các bên có quyền lựa chọn phương thức hòa giải tại Trung tâm hòa giải thương mại về tranh chấp như một phương án phát sinh sau khi xảy ra tranh chấp. Việc này giúp tranh chấp được thực hiện nhanh chóng hơn. Tuy nhiên trên thực tế, các tranh chấp xảy ra thường mang tính cấp bách, ảnh hưởng đến kinh tế của từng cổ đông và phương án kinh doanh của công ty, việc hòa giải chưa hẳn đã đủ tính cưỡng chế răn đe các bên thực hiện kết quả như một số phương án giải quyết tranh chấp khác.

Giải quyết tranh chấp bằng việc khởi kiện tại Tòa án nhân dân

  • Theo Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Toà án có thẩm quyền giải quyết đối với tranh chấp giữa người chưa là thành viên của công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty, tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong CTCP, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
  • Lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng khởi kiện tại Tòa án nhân dân là phương pháp được nhiều cổ đông sử dụng.
  • Công ty cổ phần thực chất là công ty đối vốn nên các tranh chấp phát sinh từ bên ngoài hoặc nội bộ công ty sẽ khó có thể đạt được thỏa thuận hợp tình hợp lý.

Giải quyết tranh chấp thông qua Trung tâm trọng tài

Phương án giải quyết bằng việc khởi kiện tại Trung tâm trọng tài có thể được các bên áp dụng trong trường hợp có thỏa thuận. Hiện nay, lựa chọn giải quyết trọng tài cũng đã trở nên phổ biến trong việc giải quyết các tranh chấp bởi ưu điểm của phương pháp này:

  • Quyết định của Hội đồng trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
  • Việc giải quyết bằng trọng tài sẽ mất ít thời gian hơn so với giải quyết tranh chấp bằng con đường tố tụng tại Tòa án nhân dân.

Thủ tục khởi kiện tranh chấp cổ tức trong công ty cổ phần

Hồ sơ cần chuẩn bị

Để khởi kiện tranh chấp cổ tức trong Công ty cổ phần, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định. Dưới đây là danh sách các loại tài liệu cần thiết:

Đơn khởi kiện: phải được lập thành văn bản, ghi rõ họ tên, địa chỉ của người khởi kiện; họ tên, chức vụ, địa chỉ của người đại diện theo pháp luật của bị đơn (CTCP); nội dung vụ việc và yêu cầu của người khởi kiện. Đơn khởi kiện cần được ký hoặc đóng dấu của người khởi kiện.

Các tài liệu chứng minh nội dung vụ việc:

  • Giấy tờ chứng minh tư cách của người khởi kiện (CMND/CCCD, hộ chiếu).
  • Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của CTCP (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu cổ phần của người khởi kiện (Hợp đồng mua bán cổ phần, Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần).
  • Các tài liệu khác có liên quan đến vụ việc tranh chấp cổ tức (Biên bản họp HĐQT về việc chia cổ tức, Quyết định chia cổ tức, Phiếu thanh toán cổ tức,…)

Thủ tục thực hiện

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện tại Phòng nhận đơn của Tòa án có thẩm quyền để nộp đơn khởi kiện cùng các tài liệu kèm theo. Tòa án sẽ kiểm tra tính hợp lệ của đơn khởi kiện và các tài liệu liên quan để xác định khả năng thụ lý vụ án.

Bước 2: Thụ lý vụ án

  • Nếu đơn khởi kiện và các tài liệu liên quan hợp lệ, Tòa án sẽ chấp nhận thụ lý vụ án và đưa ra quyết định thụ lý.
  • Trường hợp không hợp lệ, Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện để người khởi kiện sửa chữa, bổ sung.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ vụ án

  • Tòa án sẽ gửi thông báo thụ lý vụ án cho các bên liên quan và yêu cầu nộp các tài liệu liên quan đến vụ án.
  • Các bên cũng có quyền thu thập chứng cứ và yêu cầu Tòa án thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng chứng.

Bước 4: Tham gia phiên tòa

  • Tòa án sẽ tổ chức phiên tòa để xét hỏi các bên, nhân chứng và thẩm tra các tài liệu liên quan.
  • Các bên có quyền trình bày ý kiến, tranh luận và đưa ra các chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình.
  • Các bên có thể tranh tụng về các vấn đề liên quan đến vụ án như mức độ vi phạm, trách nhiệm của các bên, thiệt hại, v.v.
  • Tòa án sẽ chủ trì phiên tranh tụng và đảm bảo các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Bước 6: Ra bản án, quyết định

  • Sau khi xét hỏi và tranh tụng, Tòa án sẽ ra bản án, quyết định giải quyết vụ án.
  • Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và buộc các bên phải thi hành.

Bước 7: Thi hành án

  • Người có nghĩa vụ thi hành án phải tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình.
  • Nếu không tuân thủ, người có quyền lợi được thi hành án có thể yêu cầu Tòa án cưỡng chế.

Thực tiễn giải quyết tranh chấp cổ tức trong Công ty cổ phần

Thực tiễn giải quyết tranh chấp cổ tức trong công ty cổ phần

Thực tiễn giải quyết tranh chấp cổ tức trong công ty cổ phần

Bản án số 49/2021/KDTM ngày 26/11/2021 về tranh chấp thành viên công ty đối với cổ tức.

Nội dung vụ án:

  • Phần vốn góp của Vinalines tại Viconship Saigon là 30 tỷ đồng, tương ứng 30% vốn điều lệ của Công ty. Theo trình bày của Vinalines thì các ngày 28/02/2016 và 28/6/2016, đại diện Vinalines và Viconship Saigon lập biên bản đối chiếu công nợ, thể hiện cổ tức năm 2007 và 2008 của Vinalines là 3.150.000.000 đồng.
  • Quá trình tố tụng, Viconship Saigon xác nhận cổ tức năm 2007 của Vinalines là 1.836.000.000 đồng nhưng đã chi tạm ứng là 2.000.000.000 đồng. Vinalines và Viconship Saigon thống nhất xác định sau khi trừ thuế và trích lập các quỹ theo quy định thì lợi nhuận còn lại là 7.404.736.584 đồng nên cổ tức của Vinalines năm 2008 là 2.221.420.975 đồng.
  • Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Vinalines, buộc Viconship Saigon có nghĩa vụ thanh toán cho Vinalines số tiền 2.057.420.975 đồng; Không chấp nhận yêu cầu phản tố của Viconship Saigon là có căn cứ, đúng pháp luật.
  • Vinalines và Viconship Saigon kháng cáo nhưng tại phiên tòa phúc thẩm, người đại diện hợp pháp của Công ty cũng không cung cấp được chứng cứ chứng minh cho yêu cầu kháng cáo là có căn cứ. Vì vậy, Hội đồng xét xử chấp nhận ý kiến của Viện kiểm sát, không chấp nhận kháng cáo của Vinalines và Viconship Saigon; Giữ nguyên bản án sơ thẩm. Vinalines và Viconship Saigon phải chịu án phí phúc thẩm. Các phần khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Vậy, tranh chấp xảy ra liên quan đến việc xác định lợi nhận được đề cập đến ở mục này thuộc Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp cổ tức trong Công ty cổ phần bài viết này. Việc bị đơn xác định lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập quỹ không rõ ràng vì dẫn đến việc thực hiện chia cổ tức có thể không thống nhất, khiến tranh chấp xảy ra. Vì vậy, việc xác định lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích quỹ là vô cùng quan trọng, vì đây là số tiền dùng để chia cổ tức, tránh sự không rõ ràng sẽ dẫn đến tranh chấp giữa cổ đông và Công ty.

Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty cổ phần

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp cổ tức trong Công ty cổ phần

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp cổ tức trong công ty cổ phần

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp cổ tức trong công ty cổ phần

Khi có tranh chấp xảy ra sẽ ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của cổ đông và hoạt động kinh doanh của Công ty. Vì vậy, việc tìm kiếm dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp cổ tức uy tín và hiệu quả là nhu cầu thiết yếu, Luật sư sẽ giúp bạn:

  • Tư vấn về các quy định pháp luật liên quan đến chia cổ tức và giải quyết tranh chấp cổ tức.
  • Phân tích vụ việc tranh chấp, xác định nguyên nhân của tranh chấp, các bên liên quan, các vấn đề pháp lý cần giải quyết.
  • Đề xuất giải pháp giải quyết tranh chấp.
  • Hỗ trợ đàm phán, thương lượng và hòa giải
  • Hỗ trợ khởi kiện và tham gia tố tụng

Nếu xảy ra tranh chấp cổ tức trong Công ty cổ phần, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0386579303 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ. Với đội ngũ luật sư tố tụng giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn Thủ tục giải quyết tranh chấp nội bộ công ty chúng tôi sẽ giúp quý khách hàng xử lý tranh chấp hiệu quả, đúng trình tự, thủ tục.

Scores: 4.9 (12 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 690 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *