Tư vấn giải quyết tranh chấp về định giá tài sản góp vốn vào công ty

Giải quyết tranh chấp về định giá tài sản góp vốn vào công ty là một một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự chặt chẽ trong việc quản lý nội bộ doanh nghiệp và quy định của pháp luật. Có thể thấy, pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam đã ngày càng mở rộng quyền và nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp đối với vấn đề định giá tài sản góp vốn vào doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những tranh chấp, trong khuôn khổ bài viết sẽ đề cập đến các khái niệm liên quan và phương thức giải quyết tranh chấp về định giá tài sản.

Tư vấn giải quyết tranh chấp về định giá tài sản góp vốn vào công ty

Tư vấn giải quyết tranh chấp về định giá tài sản góp vốn vào công ty

Nghĩa vụ góp vốn của thành viên công ty

Điều 50 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về nghĩa vụ của thành viên góp vốn như sau:

“1. Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 47 của Luật này.

  1. Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các điều 51, 52, 53 và 68 của Luật này.
  2. Tuân thủ Điều lệ công ty.
  3. Chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.
  4. Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi sau đây:
  5. a) Vi phạm pháp luật;
  6. b) Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác;
  7. c) Thanh toán khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.
  8. Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này”.

Tranh chấp về việc định giá tài sản góp vốn

Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập. Theo quy định pháp luật, tài sản góp vốn có thể là đồng Việt Nam hoặc tài sản khác có thể định giá bằng đồng Việt Nam. Tuy nhiên, đối với những tài sản không phải là đồng Việt Nam, việc định giá những tài sản này phức tạp. Thực tế cho thấy, có không ít tranh chấp đã xảy ra giữa các thành viên trong công ty xoay quanh vấn đề định giá tài sản góp vốn. Theo đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp cần lưu ý và nắm rõ quy định pháp luật, cũng như một số kinh nghiệm thực tiễn hữu ích để có thể định giá tài sản góp vốn, từ đó thực hiện nhiều giao dịch thuận lợi.

Tranh chấp về việc định giá tài sản góp vốn

Tranh chấp về việc định giá tài sản góp vốn

Phương thức giải quyết tranh chấp về định giá tài sản

Khi xảy ra tranh chấp về định giá tài sản, các chủ thể có thể lựa chọn các phương thức giải quyết sau:

Thương lượng

Hai bên có thể tự thương lượng trực tiếp với nhau để đạt được thỏa thuận về giá trị của tài sản góp vốn. Phương thức giải quyết này tương đối nhanh và linh hoạt, đảm bảo được ý chí tự nguyện của cả hai.

Hoà giải

Hòa giải trong giải quyết tranh chấp về định giá tài sản là hình thức bảo vệ lợi ích hợp pháp của các đương sự, có sự tham gia của hòa giải viên, giúp các bên tranh chấp đạt được một thỏa thuận, chấm dứt xung đột hay xích mích một cách ổn thỏa. Hiện nay, lựa chọn hòa giải để giải quyết tranh chấp đang là phương pháp được sử dụng phổ biến và rộng rãi ở các nước phát triển bởi đây là phương pháp được thực hiện với thủ tục đơn giản, linh hoạt, tiết kiệm thời gian, chi phí cho các bên đương sự. Ở Việt Nam hiện nay, theo quy định của pháp luật, phương thức hòa giải trong việc giải quyết tranh chấp có thể chia làm 2 loại:

  • Hòa giải bắt buộc theo thủ tục tố tụng của Tòa án (theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015);
  • Hòa giải theo thỏa thuận của các bên (theo quy định tại Luật Trọng tài thương mại 2010)

Tòa án

Nếu không thể đạt được thỏa thuận thông qua thương lượng hoặc hòa giải, các bên có thể khởi kiện ra tòa án. Quy trình tòa án có thể mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí, nhưng việc đưa tranh chấp giải quyết tại Tòa án là phương thức giải quyết tốt nhất khi không thể tự thương lượng hoặc hòa giải được về mức định giá tài sản góp vốn.

Phương thức giải quyết tranh chấp về định giá tài sản

Phương thức giải quyết tranh chấp về định giá tài sản

Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp về định giá tài sản góp vốn vào công ty tại Tòa án

Giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án được đánh giá là phương thức mang tính pháp lý cao, có tính ràng buộc và giá trị thi hành. Do đó, khi không thỏa thuận được về mức định giá tài sản góp vốn, nhiều doanh nghiệp lựa chọn áp dụng phương thức này. Thủ tục khởi kiện và thụ lý vụ án tranh chấp về định giá tài sản góp vốn vào Công ty tại Tòa án được quy định như sau:

  • Theo quy định của pháp luật, tổ chức hoặc cá nhân có quyền tự mình hoặc có thể thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện một vụ án tại Tòa án có thẩm quyền nhằm yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân họ.
  • Theo quy định tại khoản 4 Điều 30 và điểm a Khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự, điểm b Khoản 5 Điều 6 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012, các bên đương sự có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp tỉnh để tiến hành giải quyết tranh chấp. Trong đó, hồ sơ khởi kiện sẽ bao gồm những tài liệu như sau: Đơn khởi kiện; Bản sao của chứng minh nhân thân; Tài liệu, giấy tờ có liên quan để chứng minh yêu cầu khởi kiện.
  • Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, bạn có thể nộp đến Tòa án nhân dân theo một trong 3 hình thức như sau: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tòa án; Nộp qua đường bưu điện; Gửi hồ sơ online thông qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện, sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tòa án có thẩm quyền sẽ phát thông báo yêu cầu người nộp đơn nộp tạm ứng phí xử lý vụ án. Sau khi người nộp đơn khởi kiện đã nộp tạm ứng án phí, Tòa án có thẩm quyền sẽ tiếp nhận vụ án và tiến hành thụ lý.

>>> Tham khảo thêm: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự

Luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp về định giá tài sản góp vốn vào công ty

  • Tư vấn chi tiết: Luật sư sẽ tiếp nhận thông tin từ khách hàng và tư vấn chi tiết, cụ thể hơn về tranh chấp định giá tài sản góp vốn vào công ty.
  • Đánh giá và phân tích: Luật sư xem xét thông tin khách hàng cung cấp, sau đó đề xuất phương thức giải quyết tranh chấp định giá tài sản, tư vấn cho khách hàng lựa chọn phương thức giải quyết thương lượng, hòa giải hay khởi kiện tại Tòa án.
  • Soạn thảo hồ sơ: Luật sư giúp khách hàng soạn thảo hồ sơ, các giấy tờ pháp lý cần thiết, như đơn khởi kiện, biên bản, và các văn bản pháp lý liên quan.
  • Đại diện pháp lý: Cử đại diện theo ủy quyền thay mặt khách hàng tham gia tố tụng, thực hiện các công việc pháp lý, làm việc với cơ quan nhà nước, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

Trên đây là những thông tin liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về định giá tài sản góp vốn vào Công ty. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan về phương thức giải quyết tranh chấp định giá tài sản góp vốn vào công ty, xin vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn tố tụng giải quyết tranh chấp Luật Kiến Việt thông qua Hotline 0386.579.303 để được luật sư doanh nghiệp tư vấn hỗ trợ nhanh chóng.

Tham khảo thêm bài viết liên quan: Tư vấn giải quyết tranh chấp khi cổ đông không góp đủ vốn

Scores: 4 (11 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 521 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *