Tư vấn giải quyết tranh chấp khi cổ đông không góp đủ vốn

Vốn điều lệ là cơ sở nhằm xác định tỷ lệ sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp của cổ đông, thành viên trong công ty, giúp cho việc phân chia quyền và lợi ích giữa các cổ đông được rõ ràng. Việc góp vốn có ý nghĩa quan trọng nhưng trong một số trường hợp cổ đông không góp đủ vốn đã cam kết trong thời hạn luật định dẫn đến phát sinh những tranh chấp cần phải xử lý. Bài viết sẽ hướng dẫn các phương thức giải quyết tranh chấp khi cổ đông không góp đủ vốn cụ thể từ thương lượng, hòa giả, bằng trọng tài thương mại, Tòa án sẽ được trình bày cụ thể bên dưới

Giải quyết tranh chấp khi cổ đông không góp đủ vốn

Giải quyết tranh chấp khi cổ đông không góp đủ vốn

Thế nào là vốn điều lệ?

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

  • Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Thời hạn góp vốn của cổ đông

Thời hạn góp vốn của cổ đông

Thời hạn góp vốn của cổ đông

  • Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.
  • Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.

Làm thế nào khi cổ đông không góp đủ vốn

  • Giảm vốn điều lệ theo đúng tổng số cổ phần các cổ đông đã thanh toán. Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá sổ cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua. Trong trường hợp các cổ đông của công ty không thanh toán đầy đủ vốn điều lệ đa đăng ký trong thời hạn 90 ngày thì công ty cần phải thực hiện đăng ký điều chỉnh giảm vốn điều lệ.
  • Hội đồng quản trị chào bán số cổ phần chưa thanh toán hết cho các cổ đông sáng lập còn lại. Sau khi quá thời hạn thanh toán cổ phần của các cổ đông đã đăng ký mua trong 90 ngày mà các cổ đông không thanh toán hết, Hội đồng quản trị được quyền đăng ký bán số cổ phần chưa thanh toán cho các cổ đông còn lại trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn. Sau khi chào bán, công ty tiến hành thủ tục thông báo thay đổi thông tin cổ đông sáng lập.

Phương thức giải quyết tranh chấp khi cổ đông không góp đủ vốn

Thương lượng

  • Khi xảy ra tranh chấp, các bên có thể lựa chọn giải quyết thông qua thương lượng. Phương thức này đơn giản, ít tốn kém, không bị ràng buộc bởi những thủ tục pháp lý phức tạp, cũng như đảm bảo được bí mật trong kinh doanh, các bên tự thỏa thuận với nhau để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, kết quả của việc thương lượng sẽ do hai bên thực hiện trên cơ sở thiện chí, không có sự ràng buộc của bên thứ ba, điều này dẫn đến trong một số trường hợp các bên sẽ không thực hiện đúng những gì đã thỏa thuận.

Hòa giải

  • Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và có sự tham gia của hòa giải viên. Khi giải quyết tranh chấp bằng phương thức này các bên sẽ không bị gò bó, tiết kiệm về thời gian, chi phí bởi thủ tục hòa giải được tiến hành nhanh chóng.

Trọng tài

  • Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài khi cổ đông góp không đủ vốn đã cam kết được thực hiện do sự thỏa thuận của các bên dựa trên cơ sở tự nguyện và được tiến hành theo quy định của pháp luật mà chủ yếu là Luật Trọng tài thương mại.

Tòa án

  • Tòa án là con đường cuối cùng các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp khi việc giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải không đạt hiệu quả và các bên cũng không có sự thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Tòa án là cơ quan nhân danh Nhà nước nên phán quyết của tòa án được đảm bảo thi hành bởi sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Cổ đông, công ty cổ phần hoặc các bên có tranh chấp liên quan có quyền khởi kiện ra tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp khi cổ đông không góp đủ vốn.

Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, tranh chấp về vốn góp là một trong các tranh chấp Tòa án có quyền thụ lý giải quyết như sau:

  • Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty;
  • Tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức công ty.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp khi cổ đông không góp đủ vốn

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp khi cổ đông không góp đủ vốn

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp khi cổ đông không góp đủ vốn

  • Nghiên cứu, đánh giá hồ sơ vụ việc và đưa ra phương án giải quyết tranh chấp;
  • Soạn thảo các giấy tờ, văn bản liên quan để giải quyết tranh chấp;
  • Đại diện cho khách hàng tham gia các cuộc họp, đàm phán, thương lượng, hòa giải để giải quyết tranh chấp;
  • Luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng;
  • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong quá trình thi hành án và các vấn đề khác có liên quan.

Với đội ngũ luật sư, chuyên viên có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp, đặc biệt là tranh chấp khi cổ đông không góp đủ vốn. Vui lòng liên hệ với luật sư tố tụng tư vấn giải quyết tranh chấp của chúng tôi qua Hotline hoặc Zalo theo số 0386.579.303, được luật sư tư vấn hỗ trợ kịp thời, hiệu quả nhất.

Tham khảo thêm một số bài viết liên quan khác:

Scores: 4.4 (18 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 559 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *