Giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông trong công ty cổ phần

Tranh chấp giữa các cổ đông trong công ty cổ phần là vấn đề phổ biến, có thể xảy ra trong quá trình hoạt động hoặc do những thỏa thuận ban đầu chưa được chặt chẽ. Những tranh chấp này gây ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp, do đó cần có những phương án giải quyết hợp lý. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về các phương thức giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông trong công ty cổ phần.

Tranh chấp giữa các cổ đông trong công ty cổ phần

Tranh chấp giữa các cổ đông trong công ty cổ phần

Tranh chấp giữa các cổ đông trong công ty cổ phần.

Các cổ đông hay còn là thành viên của ban lãnh đạo trong công ty cổ phần xảy ra mâu thuẫn tranh chấp trong quá trình quản lý, điều hành phát triển doanh nghiệp. Những tranh chấp này diễn ra giữa các cổ đông trong công ty với nhau, về nhiều vấn đề trên phương diện quản lý, kinh doanh điều hành, đây được xem là tranh chấp giữa các cổ đông.

Xem thêm: Những quy định cổ đông công ty cổ phần cần biết

Các trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các cổ đông.

Tranh chấp cổ đông thường gồm hai trường hợp:

Thứ nhất, tranh chấp quyền lợi, nghĩa vụ giữa các cổ đông với nhau. Tranh chấp về tư cách cổ đông. Những cổ đông là cổ đông sáng lập nhưng lại không đóng góp tiền cho một cổ phần nào trong số cổ phần đã đăng ký hoặc góp không đủ số cổ phần đã đăng ký nhưng yêu cầu quyền và lợi ích như của một cổ đông đã góp đủ vốn. Tranh chấp về phương thức góp vốn, như việc định giá tài sản góp vốn cao hơn so với thực tế, hoặc không thực hiện chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn. Ngoài ra, việc không thỏa thuận về vấn đề góp vốn và giá trị vốn được góp bằng tài sản, cũng như không quy định cụ thể về thời điểm hoàn tất chuyển nhượng cổ phần, dẫn đến tranh chấp về việc cổ đông nào cũng muốn trở thành thành viên điều hành công ty.

Thứ hai, tranh chấp giữa cổ đông và các thành viên trong Hội đồng quản trị. Các nhóm cổ đông nắm cổ phần chi phối như Hội đồng quản trị thường muốn có người làm giám đốc, hoặc cổ đông lớn là chủ tịch và đồng thời muốn làm giám đốc điều hành nhằm mục đích không loại họ ra khỏi Hội đồng quản trị, không bãi miễn khỏi chức danh chủ tịch, hoặc tranh chấp phát sinh từ các quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Sự tranh chấp về tư cách cổ đông gây ra việc quyết định không công bằng, quyết định không hợp pháp của Đại hội đồng cổ đông dẫn đến quyền lợi của các cổ đông khác bị hạn chế và không như mong muốn.

Phương thức giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông

Phương thức giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông

Phương thức giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông

Do tranh chấp giữa các cổ đông trong công ty diễn ra giữa các thành viên chung công ty, có mục đích chung là bảo vệ sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp nên phương thức giải quyết thường dựa trên các cách sau:

  • Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng: Đây được xem là phương thức giải quyết tranh chấp hòa bình nhất giữa các cổ đông, việc thương lượng thông qua các cuộc họp thường niên giữa các cổ đông, thông qua đây các bên cùng thương lượng đưa ra cách giải quyết tranh chấp giữa các bên.
  • Giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải: Các bên có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng việc hòa giải thông qua Trung tâm hòa giải thương mại về tranh chấp, tuy nhiên các tranh chấp thường mang tính cấp bách cần giải quyết nhanh chóng nên phương thức này thường ít được lựa chọn vì thời gian thực hiện dài cũng như tính cưỡng chế thực hiện chưa đủ mạnh.
  • Giải quyết tranh chấp thông qua Trung tâm trọng tài: Phương án khởi kiện thông qua Trung tâm trọng tài được áp dụng khi đã có thỏa thuận trước đó. Thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 2 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Hiện nay, lựa chọn giải quyết trọng tài cũng đã trở nên phổ biến trong việc giải quyết các tranh chấp bởi ưu điểm của phương pháp này. Quyết định của Hội đồng trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
  • Giải quyết tranh chấp thông qua khởi kiện tại Tòa án: Theo Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Tòa án có thẩm quyền giải quyết đối “tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty”. Thực chất việc tranh chấp phát sinh từ nội bộ công ty cổ phần hoặc phát sinh từ các ảnh hưởng từ bên ngoài đối với công ty rất khó để thương lượng giải quyết, vì thế đây cũng được xem là một trong những phương thức giải quyết hiệu quả nhất đối với tranh chấp.

Căn cứ giải quyết khi có tranh chấp.

Những căn cứ để giải quyết vấn đề khi xảy ra tranh chấp bao gồm:

  • Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông
  • Nghị quyết Hội đồng quản trị
  • Quyết định cá nhân của Chủ tịch hội đồng quản trị
  • Điều lệ, nội quy của công ty
  • Luật Doanh nghiệp, Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành khác có liên quan.

Cơ quan phụ trách giải quyết tranh chấp

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 30 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự hiện hành, tranh chấp giữa cổ đông trong công ty cổ phần là tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Vì thế các tranh chấp này có thể được giải quyết tại Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh (theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 37 và Khoản 3 Điều 38 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự hiện hành). Tuy nhiên, một số dạng tranh chấp cũng có thể được giải quyết bằng Trọng tài thương mại trong trường hợp các bên trong tranh chấp đã có thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại và tranh chấp đó thuộc thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài được quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại số 54/2010/QH12.

Tham khảo thêm: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự

Đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông trong công ty cổ phần.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện giải quyết tranh chấp phải làm đơn khởi kiện, nội dung đơn khởi kiện bao gồm:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn
  • Tên Tòa án nhận đơn
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có. Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì phải ghi rõ địa chỉ đó.
  • Tên, nơi cư trú làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ.
  • Tên, nơi cư trú làm việc của người bị kiện, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện
  • Tên, nơi cư trú làm việc của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
  • Quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm, những vấn đề yêu cầu Tòa án phải giải quyết với người bị kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
  • Họ tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có)
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

>>> Click tải ngay: Mẫu đơn khởi kiện dân sự – Mẫu số 23-DS

Thủ tục giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông

Những tranh chấp về thương mại, kinh doanh thường thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Khi tiến hành giải quyết tranh chấp tại tòa án thì đương sự cần tiến hành nộp hồ sơ yêu cầu tòa án giải quyết và thực hiện theo trình tự mà pháp luật quy định. Theo đó thủ tục trình tự nộp đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông trong công ty cổ phần như sau:

  • Đương sự nộp đơn khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp.
  • Trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, tòa án xem xét đơn khởi kiện có đủ điều kiện thụ lý không. Nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì tòa án tiến hành thông báo cho người khởi kiện yêu cầu đến tòa làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của tòa án về việc nộp tiền án tạm ứng án phí, người khởi kiện tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
  • Tòa án tiến hành giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật
  • Ra bản án giải quyết tranh chấp.

Luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông trong công ty cổ phần.

Với đội ngũ luật sư chuyên môn dày dặn kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tin rằng có thể hỗ trợ bạn trên nhiều phương diện khác nhau của vấn đề về giải quyết tranh chấp cổ đông trong công ty cổ phần. Luật sư hỗ trợ tư vấn trên các phương diện:

  • Tư vấn tranh chấp về cổ phần giữa các cổ đông
  • Tư vấn việc rút, chuyển đổi cổ phần, vốn góp
  • Hỗ trợ đại diện pháp lý khi xảy ra tranh chấp trong công ty cổ phần
  • Hỗ trợ thủ tục, hồ sơ đơn khởi kiện tranh chấp trong công ty cổ phần
  • Tư vấn rủi ro và các vấn đề khác liên quan khi giải quyết tranh chấp

Thuê luật sư tranh tụng tư vấn giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông

Thuê luật sư tranh tụng tư vấn giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông

Kết luận lại, tranh chấp giữa các cổ đông trong công ty cổ phần là vấn đề phức tạp, cần được giải quyết kịp thời và hiệu quả. Việc lựa chọn phương thức giải quyết phù hợp sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Các cổ đông cần nắm rõ các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu quý khách hàng còn gặp phân vân về giải quyết tranh cần luật sư tố tụng tư vấn giải quyết tranh chấp vui lòng liên hệ qua hotline 0386.579.303 để được hỗ trợ kịp thời, hiệu quả.

Tham khảo thêm các bài viết liên quan khác:

Scores: 4.81 (15 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 521 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *