Tư vấn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình

Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của hộ gia đình là thủ tục pháp lý nhằm xử lý những bất đồng, mâu thuẫn xảy ra trong quá trình sử dụng đất của hộ gia đình. Những tranh chấp này có thể nảy sinh từ nhiều lý do khác nhau, bao gồm tranh chấp về ranh giới, tranh chấp về di chúc hoặc thừa kế, và tranh chấp về việc sử dụng đất trái phép,… Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin pháp lý về phương thức, hồ sơ, thủ tục để giải quyết hiệu quả các tranh chấp này.

Tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình

Tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình

Quyền sử dụng đất của hộ gia đình là gì?

Theo quy định tại khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm như sau:

  • Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất;
  • Nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Do đó, có thể hiểu, quyền sử dụng đất của hộ gia đình là quyền được sử dụng đất để thực hiện các mục đích hợp pháp, được pháp luật bảo vệ và Nhà nước công nhận.

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình

Tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình thường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân phức tạp, một trong những nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp có thể kể đến như:

  • Tranh chấp có liên quan đến diện tích và ranh giới đất do sai sót trong quá trình đo đạc dẫn đến diện tích hoặc ranh giới không chính xác hoặc do thay đổi ranh giới đất theo thời gian,…
  • Tranh chấp quyền sử dụng đất phát sinh do mâu thuẫn gia đình như các tranh chấp liên quan đến quyền thừa kế di sản, do mục đích sử dụng đất khác nhau, tranh chấp quyền sử dụng đất hộ gia đình sau khi ly hôn giữa vợ và chồng,…
  • Tranh chấp liên quan đến việc sử dụng đất do hoạt động của một hộ gia đình gây ảnh hưởng tiêu cực đến hộ gia đình khác, tranh chấp về quyền xây dựng, cải tạo hoặc sử dụng đất theo nhu cầu của riêng mình,..
  • Tranh chấp liên quan đến bồi thường đất…

Các phương thức giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình

Phương thức giải quyết mâu thuẫn đất đai hộ gia đình

Phương thức giải quyết mâu thuẫn đất đai hộ gia đình

Căn cứ theo quy định tại điều 202 và 203 Luật Đất đai 2013, các bên có thể lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình như sau:

  • Khi có tranh chấp phát sinh, các bên liên quan tiến hành hòa giải và thỏa thuận thống nhất phương án giải quyết dựa trên sự đồng thuận của các bên để giải quyết tranh chấp.
  • Trong trường hợp hòa giải không thành, các bên trong tranh chấp đất đai có thể gửi đơn đến UBND các cấp có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hoặc khởi kiện để yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền tiến hành việc giải quyết.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình

Bước 1: Theo quy định tại Điều 190, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, nguyên đơn nộp hồ sơ khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất đang tranh chấp với hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện theo mẫu;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;
  • Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp;
  • Giấy tờ của người khởi kiện (căn cước nhân dân; xác nhận thông tin về cư trú);
  • Văn bản đo đạc, xác minh về việc thửa đất bị lấn chiếm; Trích lục hồ sơ địa chính đối với thửa đất có tranh chấp…

Bước 2: Nhận và xử lý đơn khởi kiện

  • Sau khi nhận được đơn khởi kiện, tòa án tiến hành xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí, đương sự nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Tòa án thụ lý việc dân sự hoặc vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này.

Bước 3: Thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử và xét xử

  • Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án tiến hành chuẩn bị xét xử trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Nếu vụ việc phức tạp, được gia hạn thêm không quá 02 tháng.
  • Sau khi có bản án sơ thẩm các bên tranh chấp có quyền kháng cáo nếu có căn cứ theo quy định.

Tham khảo thêm: Quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình

Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai hộ gia đình

Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai hộ gia đình

Khi phát sinh tranh chấp quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình, luật sư đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn và hỗ trợ các bên trong quá trình giải quyết.

  • Cung cấp tư vấn pháp lý về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến quyền sử dụng đất.
  • Đánh giá tình hình pháp lý và đưa ra các phương án phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
  • Đại diện cho các bên trong các thủ tục pháp lý trong quá trình tố tụng tại tòa án hoặc hòa giải.
  • Soạn thảo và xem xét các thỏa thuận hòa giải và các tài liệu pháp lý khác có liên quan đến giải quyết tranh chấp.
  • Hỗ trợ khách hàng thu thập các tài liệu và bằng chứng cần thiết phục vụ quá trình giải quyết tranh chấp.

Tham khảo thêm: Dịch vụ luật sư tham gia giải quyết tranh chấp đất đai

Bài viết trên đây đã cung cấp một số hướng dẫn để giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình nhằm giúp các bên liên quan tìm ra giải pháp phù hợp, tôn trọng pháp luật và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Luật Kiến Việt với đội ngũ luật sư đất đai tâm huyết và giàu kinh nghiệm, nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về tranh chấp thừa kế đất đai trong hộ gia đình… vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0386579303 để được tư vấn, hỗ trợ.

Scores: 4.2 (12 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 521 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *