Hướng dẫn sử dụng DICA để đầu tư vào Việt Nam

Hướng dẫn sử dụng DICA để đầu tư vào Việt Nam giúp nhà đầu tư và doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đầu tư đơn giản, hiệu quả và phù hợp với quy định pháp luật. Hiện tại, quy định về việc mở và sử dụng DICA được quy định tại Thông tư 06/2019/TT-NHNN hướng dẫn quản lý ngoại hối đối với các hoạt động đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc các nội dung liên quan đến đối tượng phải đăng ký và hướng dẫn sử dụng DICA để đầu tư vào Việt Nam.

Hướng dẫn sử dụng DICA để đầu tư vào Việt Nam

Hướng dẫn sử dụng DICA để đầu tư vào Việt Nam

DICA là gì?

DICA là viết tắt của Direct Investment Capital Account, có nghĩa là “Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp”.

Theo khoản 5 Điều 3 Thông tư 06/2019/TT-NHNN, tài khoản vốn đầu tư trực tiếp là tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam do doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài mở tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Khoản 12 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ngoại hối năm 2013 quy định “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là việc nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam”.

Như vậy, DICA là hình thức liên kết cho doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc nhà đầu tư nước ngoài muốn chuyển vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo đúng quy định pháp luật, được thực hiện thông qua một tài khoản được tạo lập hợp pháp.

DICA ngày càng hoàn thiện, mở ra cánh cửa đầu tư tại Việt Nam. Nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi, minh bạch, DICA liên tục được cập nhật và hoàn thiện. Dưới đây là những điểm chính nhà đầu tư và doanh nghiệp cần nắm rõ để đăng ký, sử dụng DICA hiệu quả và tuân thủ đúng quy định, tránh những rủi ro không đáng có.

Đối tượng phải đăng ký và sử dụng DICA

Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 06/2019/TT-NHNN, đối tượng phải đăng ký và sử dụng DICA bao gồm:

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này, cụ thể là:

  • Doanh nghiệp được thành lập theo hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông và phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
  • Doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp bao gồm:

Doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp (hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc không có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài) dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp;

Doanh nghiệp được thành lập sau khi chia tách, sáp nhập, hợp nhất dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp;

Doanh nghiệp được thành lập mới theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

  • Doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng BCC, nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện dự án PPP trong trường hợp không thành lập doanh nghiệp dự án.

Thực tiễn hiện nay có nhiều doanh nghiệp, sau khi có sự thay đổi về vốn góp và thành viên/cổ đông khiến cho doanh nghiệp đó có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và trở thành đối tượng phải mở DICA nhưng không hiểu rõ và không thực hiện đúng theo quy định pháp luật. Điều này có thể mang lại khó khăn và rủi ro cho các hoạt động sau này của doanh nghiệp như đầu tư, vay nước ngoài, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, rút vốn trong một số trường hợp, và nhiều vấn đề khác.

Để thuận lợi cho quá trình hoạt động, thời điểm để mở DICA lý tưởng là sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong trường hợp doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ mà không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thì việc mở tài khoản DICA được thực hiện sau khi hoàn thành thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để ghi nhận sự thay đổi về vốn góp, thành viên/cổ đông.

Ngoài ra, lưu ý dành cho các đối tượng thuộc diện phải mở DICA theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 06/2019/TT-NHNN như sau:

  • Phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ tại 01 (một) ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi hợp pháp bằng ngoại tệ liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam;
  • Tương ứng với loại ngoại tệ thực hiện góp vốn đầu tư, chỉ được mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng loại ngoại tệ đó tại 01 (một) ngân hàng được phép;
  • Trường hợp thực hiện đầu tư bằng đồng Việt Nam, được mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép nơi đã mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ để thực hiện các giao dịch thu, chi hợp pháp bằng đồng Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam;
  • Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hợp đồng BCC hoặc trực tiếp thực hiện nhiều dự án PPP, nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp riêng biệt tương ứng với mỗi hợp đồng BCC, dự án PPP.

Thủ tục mở DICA

Thủ tục mở DICA

Thủ tục mở DICA

Theo khoản 5 Điều 5 Thông tư 06/2019/TT-NHNN quy định thủ tục mở, đóng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Hiện nay, việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được quy định tại Thông tư số 23/2014/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 02/2019/TT-NHNN và Thông tư số 16/2020/TT-NHNN).

Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư số 23/2014/TT-NHNN, để mở DICA cần tối thiểu các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản và phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này;
  • Các giấy tờ chứng minh việc tổ chức mở tài khoản thanh toán được thành lập và hoạt động hợp pháp: Quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;
  • Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện hợp pháp kèm giấy tờ tùy thân của những người đó;
  • Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán hoặc hợp đồng thuê dịch vụ kế toán của tổ chức mở tài khoản thanh toán (nếu có) kèm giấy tờ tùy thân của kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán.

Lưu ý:

  • Các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán là bản chính hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu theo quy định của pháp luật.
  • Đối với trường hợp xuất trình bản chính để đối chiếu, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
  • Việc hợp pháp hóa lãnh sự đối với các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán là bản sao điện tử, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có giải pháp, công nghệ để thu thập, kiểm tra và đối chiếu, đảm bảo bản sao điện tử có nội dung đầy đủ, chính xác và khớp đúng so với bản chính theo quy định của pháp luật.

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc phương tiện điện tử đến ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi đề nghị mở tài khoản thanh toán, theo các bước như sau:

  1. Bước 1: Nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp qua đường bưu điện hoặc phương tiện điện tử đến ngân hàng được phép mở tài khoản.
  2. Bước 2: Ngân hàng thực hiện kiểm tra, đối chiếu các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản và yêu cầu hoàn thiện hồ sơ (nếu có).
  3. Bước 3: Ngân hàng và NĐTNN tiến hành giao kết thỏa thuận mở và sử dụng DICA.
  4. Bước 4: Ngân hàng thông báo số hiệu, tên tài khoản thanh toán, ngày bắt đầu hoạt động của tài khoản.
  5. Bước 5: Ngân hàng thu thập mẫu dấu, mẫu chữ ký, chứng thư số (nếu có) của chủ tài khoản hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản.

Hướng dẫn sử dụng DICA để đầu tư vào Việt Nam

Sử dụng DICA bằng ngoại tệ

Điều 6 Thông tư 06/2019/TT-NHNN quy định về các giao dịch thu, chi trên tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ, cụ thể:

Thứ nhất, các giao dịch thu bao gồm:

  • Thu chuyển khoản tiền góp vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng BCC, nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện dự án PPP;
  • Thu chuyển khoản tiền thanh toán giá trị chuyển nhượng vốn đầu tư, dự án đầu tư theo quy định;
  • Thu chuyển khoản ngoại tệ mua từ tổ chức tín dụng được phép để chuyển vốn, lợi nhuận và nguồn thu hợp pháp ra nước ngoài theo quy định tại Thông tư này;
  • Thu chuyển khoản từ tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ mở tại ngân hàng được phép của chính doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng BCC, nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện dự án PPP để chuyển vốn, lợi nhuận và nguồn thu hợp pháp ra nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài;
  • Thu chuyển đổi ngoại tệ để thực hiện góp vốn đầu tư trong trường hợp đồng tiền góp vốn khác với đồng tiền của tài khoản vốn đầu tư trực tiếp đã mở;
  • Thu chuyển khoản tiền thặng dư vốn cổ phần từ việc phát hành thêm cổ phần mới để tăng vốn điều lệ tại doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài;
  • Thu chuyển khoản ngoại tệ thu được từ doanh thu bán sản phẩm dầu khí trong nước (sau khi thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính và trừ đi các chi phí bằng đồng Việt Nam) theo quy định của pháp luật về dầu khí và Thỏa thuận bảo lãnh và cam kết của Chính phủ (nếu có);
  • Các khoản thu chuyển khoản liên quan đến khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này;
  • Các khoản thu hợp pháp khác bằng ngoại tệ liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Thứ hai, các giao dịch chi bao gồm:

  • Chi chuyển khoản sang tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ mở tại ngân hàng được phép của chính doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng BCC, nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện dự án PPP, người điều hành dự án dầu khí theo quy định của pháp luật về dầu khí để thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam;
  • Chi bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép để chuyển vào tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của chính doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng BCC, nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện dự án PPP;
  • Chi chuyển khoản tiền thanh toán giá trị chuyển nhượng vốn đầu tư, dự án đầu tư cho bên chuyển nhượng ở nước ngoài hoặc chi bán ngoại tệ để thanh toán giá trị chuyển nhượng vốn đầu tư, dự án đầu tư cho bên chuyển nhượng tại Việt Nam bằng đồng Việt Nam theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;
  • Chi chuyển khoản lợi nhuận và các nguồn thu hợp pháp bằng ngoại tệ từ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài;
  • Chi chuyển khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài trong trường hợp giảm vốn đầu tư, kết thúc, thanh lý, chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, hợp đồng BCC, hợp đồng PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư;
  • Chi chuyển đổi ngoại tệ để thực hiện chuyển vốn, lợi nhuận và nguồn thu hợp pháp từ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong trường hợp đồng tiền chuyển vốn, lợi nhuận và nguồn thu hợp pháp ra nước ngoài khác với đồng tiền của tài khoản vốn đầu tư trực tiếp đã mở;
  • Các khoản chi chuyển khoản liên quan đến khoản vay nước ngoài bằng ngoại tệ của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này;
  • Các khoản chi hợp pháp khác bằng ngoại tệ liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Sử dụng DICA bằng đồng Việt Nam

Điều 7 Thông tư 06/2019/TT-NHNN quy định về các giao dịch thu, chi trên tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng đồng Việt Nam, cụ thể:

Thứ nhất, các giao dịch thu bao gồm:

  • Thu chuyển khoản tiền góp vốn đầu tư trực tiếp bằng đồng Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng BCC, nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện dự án PPP;
  • Thu chuyển khoản tiền thanh toán giá trị chuyển nhượng vốn đầu tư, dự án đầu tư theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;
  • Thu chuyển khoản lợi nhuận được chia bằng đồng Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng BCC, nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện dự án PPP để thực hiện tăng vốn, mở rộng hoạt động đầu tư tại Việt Nam;
  • Thu chuyển khoản từ tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của chính doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng BCC, nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện dự án PPP để chuyển vốn, lợi nhuận và nguồn thu hợp pháp ra nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài;
  • Thu chuyển khoản tiền thặng dư vốn cổ phần từ việc phát hành thêm cổ phần mới để tăng vốn điều lệ tại doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài;
  • Các khoản thu chuyển khoản liên quan đến khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được phép vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp;
  • Các khoản thu hợp pháp khác bằng đồng Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Thứ hai, các giao dịch chi bao gồm:

  • Chi chuyển khoản sang tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam mở tại ngân hàng được phép của chính doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng BCC, nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện dự án PPP, người điều hành dự án dầu khí theo quy định của pháp luật về dầu khí để thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam;
  • Chi chuyển khoản tiền thanh toán giá trị chuyển nhượng vốn đầu tư, dự án đầu tư cho bên chuyển nhượng tại Việt Nam hoặc chi mua ngoại tệ để thanh toán giá trị chuyển nhượng vốn đầu tư, dự án đầu tư cho bên chuyển nhượng ở nước ngoài theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;
  • Chi mua ngoại tệ chuyển khoản để chuyển lợi nhuận và các nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài;
  • Chi chuyển khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng đồng Việt Nam cho nhà đầu tư Việt Nam hoặc chi mua ngoại tệ để chuyển vốn đầu tư trực tiếp cho nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài trong trường hợp giảm vốn đầu tư, kết thúc, thanh lý, chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, hợp đồng BCC, hợp đồng PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư;
  • Các khoản chi chuyển khoản liên quan đến khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được phép vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài;
  • Các khoản chi hợp pháp khác bằng đồng Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Luật sư tư vấn sử dụng DICA để đầu tư vào Việt Nam

Luật sư tư vấn sử dụng DICA để đầu tư vào Việt Nam

Luật sư tư vấn sử dụng DICA để đầu tư vào Việt Nam

Với tiềm năng kinh tế ngày càng tăng cao, Việt Nam thu hút đông đảo nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, môi trường pháp lý và quy định đầu tư tại Việt Nam có thể khá phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư. Do đó, việc sử dụng dịch vụ tư vấn đầu tư từ luật sư giàu kinh nghiệm là vô cùng quan trọng, đặc biệt khi sử dụng DICA để đầu tư vào Việt Nam.

Việc tuân thủ đúng quy định DICA mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:

  • Đảm bảo tính minh bạch và hợp pháp cho hoạt động đầu tư.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi ngoại tệ.
  • Giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý dòng vốn đầu tư.
  • Hạn chế rủi ro pháp lý và tranh chấp trong quá trình đầu tư.

Tuy nhiên, quy định về DICA cũng khá phức tạp và có thể thay đổi theo thời gian. Do đó, việc sử dụng dịch vụ tư vấn đầu tư từ luật sư sẽ giúp doanh nghiệp:

  • Hiểu rõ quy định về DICA một cách đầy đủ và chính xác.
  • Lựa chọn phương án sử dụng DICA phù hợp với mục tiêu đầu tư.
  • Thực hiện các thủ tục mở và sử dụng DICA một cách nhanh chóng.
  • Giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến DICA một cách kịp thời và hiệu quả.

Lựa chọn luật sư tư vấn đầu tư uy tín là chìa khóa để đầu tư thành công tại Việt Nam. Với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm và chuyên môn cao trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, Luật Kiến Việt tự tin mang đến cho quý khách hàng dịch vụ tư vấn sử dụng DICA uy tín và chất lượng. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu tư vấn pháp lý liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline 0386579303 để được hỗ trợ.

Một số bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm:

Scores: 4.6 (12 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 672 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *