Khi nào cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên?

Cha mẹ có thể được xem là người sẽ có quyền và nghĩa vụ đối với con cái nhiều nhất nhưng vẫn có trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên với mục đích bảo vệ quyền lợi cho người con được phát triển một cách toàn diện và tốt nhất. Vậy thì khi nào cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên? Bài viết dưới đây của Công ty Luật Kiến Việt sẽ giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề trên theo quy định của pháp luật hiện hành. 

Khi nào cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên?

Khi nào cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên?

Quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên

Theo quy định của pháp luật tại Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì cha mẹ có một số quyền sau đây đối với con chưa thành niên:

  • Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  • Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

Pháp luật hôn nhân và gia đình đã nêu ra một số quyền cơ bản của cha mẹ đối với con chưa thành niên với mục đích đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho trẻ với các quyền như: quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quyền đại diện theo pháp luật cho con… Hầu hết những quyền trên đều là những nhu cầu cần thiết cho trẻ chưa thành niên.

>> Có thể bạn quan tâm: Trường hợp nào cần phải có người giám hộ

Khi nào cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên 

Theo quy định của pháp luật tại Khoản 1 Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

  • Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
  • Phá tán tài sản của con.
  • Có lối sống đồi trụy.
  • Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Như vậy, cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên khi hành vi của cha mẹ đối với con chưa thành niên thuộc một trong các trường hợp được nêu ở trên theo quy định của pháp luật, hiểu một cách đơn giản hơn thì khi cha mẹ bị giới hạn quyền đối với con chưa thành niên là bị hạn chế các quyền của pháp luật của cha mẹ đối với con chưa thành niên. Có thể nói pháp luật hôn nhân và gia đình đặt ra trường hợp giới cha mẹ bị hạn chế quyền với con chưa thành niên nhằm khắc phục tình trạng cha mẹ xâm phạm và không tôn trọng quyền lợi của con chưa thành niên.

Khi nào cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên?

Khi nào cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên

Ai có quyền yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên

Theo quy định của pháp luật tại Điều 86 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì những người sẽ dây có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên: 

  • Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên.
  • Người thân thích: Theo quy định của pháp luật tại Khoản 19 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời. 
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình.
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em.
  • Hội liên hiệp phụ nữ.
  • Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện cha, mẹ có hành vi thuộc các trường hợp bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên.

>> Xem thêm: Lợi thế trong việc tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn

Hậu quả pháp lý khi cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên 

Khi cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên sẽ dẫn đến xảy ra những hậu quả về mặt pháp lý được quy định cụ thể tại Điều 87 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau: 

  • Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.
  • Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật hôn nhân và gia đình trong các trường hợp sau đây: Cha và mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Một bên cha, mẹ không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng không đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con. Một bên cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên và chưa xác định được bên cha, mẹ còn lại của con chưa thành niên.
  • Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Dịch vụ luật sư tư vấn pháp lý về khi nào cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên

Trên đây là nội dung giới thiệu về khi nào cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Mọi nhu cầu dịch vụ pháp lý khi nào cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vui lòng liên hệ với công ty luật Kiến Việt để được cung cấp.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

Scores: 4.5 (10 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 521 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *