Mẫu đơn khởi kiện giành quyền nuôi con mới nhất năm 2024

Mẫu đơn khởi kiện giành quyền nuôi con là mẫu đơn được cha/mẹ sử dụng để giành quyền nuôi con sau ly hôn. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay không có quy định về mẫu chung của loại mẫu đơn này trong các văn bản pháp luật. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách viết đơn khởi kiện giành quyền nuôi con đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện nay.

Mẫu đơn khởi kiện giành quyền nuôi con

Mẫu đơn khởi kiện giành quyền nuôi con

Ly hôn ai sẽ người được quyền nuôi con?

Theo quy định tại điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc nuôi con sau khi ly hôn như sau:

  • Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của pháp luật liên quan.
  • Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Theo quy định trên, sau khi ly hôn thì vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Khi con dưới 36 tháng tuổi thì theo nguyên tắc chung thì người mẹ được quyền nuôi con. Trừ trường hợp người mẹ không đủ khả năng về nhận thức, khả năng điều khiển hành vi thì người bố sẽ có quyền nuôi con. Bên nào có khả năng tạo điều kiện cho người con phát triển tốt nhất thì tòa sẽ giành quyền nuôi con cho bên đó.

>>> Xem thêm : Khi nào cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên

Khi nào cần viết đơn khởi kiện giành quyền nuôi con?

  • Sau khi có quyết định ly hôn, cha mẹ sẽ thực quyền và nghĩa vụ nuôi con theo thỏa thuận.
  • Trong trường hợp hai bên không có thỏa thuận, Tòa án sẽ quyết định giao con cho một trong hai bên để trực tiếp chăm sóc dựa trên quyền lợi của con theo quy định của pháp luật.
  • Trong trường hợp, cha hoặc mẹ cảm thấy không hài lòng với quyết định Tòa án đưa ra, muốn giành lại quyền trực tiếp nuôi con thì cha/mẹ (người không trực tiếp nuôi con) có thể nộp đơn khởi kiện giành lại quyền nuôi con đến Tòa án nhân dân cấp huyện (hoặc cấp tỉnh trong trường hợp có yếu tố nước ngoài) nơi người trực tiếp nuôi con cư trú để được giải quyết theo thẩm quyền.

Đơn khởi kiện giành quyền nuôi con

Đơn khởi kiện giành quyền nuôi con

Đơn khởi kiện giành quyền nuôi con

Hiện nay pháp luật không có quy định về mẫu chung của đơn khởi kiện giành quyền nuôi con, tuy nhiên, đơn khởi kiện phải có các nội dung chính theo quy định như sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện.
  • Tên Tòa án nơi bị đơn cư trú: tên Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bị đơn cư trú.
  • Thông tin của người khởi kiện bao gồm: bao gồm tên, nơi cư trú, làm việc. Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ.
  • Thông tin của người bị khởi kiện: bao gồm tên, nơi cư trú, làm việc.
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm, những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện. Trường hợp làm đơn khởi kiện giành quyền nuôi con cần nêu tóm tắt nội dung về việc ly hôn, lý do làm đơn khởi kiện.
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện: giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh,… (bản sao).

Tải mẫu đơn khởi kiện giành quyền nuôi con: Tại đây.

Thủ tục khởi kiện giành quyền nuôi con

Trình tự thực hiện:

  • Nộp đơn (hồ sơ khởi kiện) tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền
  • Tiếp nhận đơn và hồ sơ khởi kiện, sau đó ra thông báo nộp tạm ứng án phí
  • Đương sự nộp biên lai nộp tạm ứng án phí cho Tòa án, thẩm phán phụ trách ra quyết định thụ lý vụ án và gửi thông báo thụ lý tới các đương sự và Viện kiểm sát.
  • Các bên đương sự có văn bản trình bày ý kiến đối với nội dung khởi kiện.
  • Quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Hồ sơ khởi kiện:

  • Đơn khởi kiện về việc thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn
  • Bản án ly hôn (đối với trường hợp ly hôn đơn phương) hoặc Quyết định công nhận thuận tình ly hôn (đối với trường hợp ly hôn thuận tình).
  • Bảo sao giấy khai sinh của con.
  • Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người khởi kiện.
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh có căn cứ thay đổi người trực tiếp nuôi con bao gồm: Tài liệu, chứng cứ chứng minh các ưu thế của người khởi kiện để giành quyền nuôi con; Tài liệu, chứng cứ chứng minh những bất lợi của đối phương.

Luật sư tư vấn khởi kiện giành quyền nuôi con

  • Tư vấn lợi thế trong việc tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn
  • Tư vấn giải quyết các tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn.
  • Hướng dẫn làm đơn khởi kiện giành quyền nuôi con theo quy định của pháp luật.
  • Hỗ trợ, tư vấn soạn thảo văn bản, hồ sơ cần thiết để tiến hành khởi kiện giành quyền nuôi con.
  • Nhận ủy quyền đại diện khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
  • Cung cấp dịch vụ luật sư tranh tụng tại Tòa.

Luật sư tư vấn hỗ tự khởi kiện giành quyền nuôi con

Luật sư tư vấn hỗ tự khởi kiện giành quyền nuôi con

Bài viết trên đã cung cấp một số nội dung hướng dẫn viết mẫu đơn khởi kiện giành quyền nuôi con theo quy định của pháp luật. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích được cho Quý khách hàng. Để có thể tư vấn cụ thể hơn về hồ sơ, thủ tục khởi kiện hoặc sử dụng dịch vụ luật sư hôn nhân gia đình tại Luật Kiến Việt đại diện thực hiện nộp gửi hồ sơ, tranh tụng tại Tòa để bảo vệ quyền lợi tốt nhất, Quý khách xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline hoặc Zalo theo số 0386.579.303 để được luật sư tư vấn giải đáp cụ thể nhất.

Scores: 4.91 (16 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 559 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *