Thủ tục kiện công ty không trả lương cho người lao động

Thủ tục kiện công ty không trả lương cho người lao động là thủ tục pháp lý được quy định tại Bộ luật Lao động và Bộ luật Tố tụng dân sự. Theo quy định này, người lao động có thể nộp Đơn khởi kiện đòi tiền lương để yêu cầu Tòa án giải quyết, buộc doanh nghiệp thanh toán tiền lương đầy đủ và đúng quy định.

Kiện công ty không trả lương cho người lao động

Kiện công ty không trả lương cho người lao động

Quy định của luật lao động về trả lương

Căn cứ thanh toán tiền lương

Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào:

  • Thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể;
  • Theo chức danh, chức vụ mà người lao động đảm nhận.
  • Theo mức độ phức tạp của công việc mà người lao động thực hiện.
  • Theo năng suất lao động mà người lao động đạt được.
  • Theo thời gian lao động mà người lao động thực tế làm việc.
  • Theo số lượng, chất lượng sản phẩm mà người lao động sản xuất ra.
  • Theo khối lượng công việc hoặc kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

Hình thức thanh toán tiền lương

Căn cứ Điều 96 Bộ luật lao động năm 2019, hình thức thanh toán tiền lương được quy định như sau:

  • Thỏa thuận 1 trong 3 hình thức trả lương: theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
  • Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.

Kỳ hạn thanh toán tiền lương

Theo Điều 97 Bộ luật lao động năm 2019, kỳ hạn thanh toán tiền lương được quy định như sau:

  1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
  2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
  3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
  4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Công ty có thể không thanh toán tiền lương cho người lao động không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 94 Bộ luật lao động năm 2019, người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 12/2022/NĐ- CP và Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP, trường hợp công ty không trả tiền lương sau 14 ngày chấm dứt hợp đồng lao động thì sẽ bị xử phạt với mức phạt như sau:

  • Từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 – 10 người lao động;
  • Từ 2.000.000 – 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 – 50 người lao động;
  • Từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 – 100 người lao động;
  • Từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 – 300 người lao động;
  • Từ 15.000.000 – 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Như vậy, công ty không thể không thanh toán tiền lương cho người lao động. Nếu công ty không thanh toán tiền lương cho người lao động đúng hạn, người lao động có thể:

  • Trực tiếp yêu cầu công ty trả lương cho mình;
  • Khiếu nại đến Thanh tra Sở Lao động- Thương binh và xã hội;
  • Khởi kiện tại Tòa án.

Quy định của luật lao động về trả lương

Quy định của luật lao động về trả lương

Thủ tục khởi kiện công ty không trả lương cho người lao động

Bước 1: Yêu cầu Hòa giải tại Hòa giải viên lao động

Khi yêu cầu Hòa giải, người lao động cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp lao động
  • Bản sao hợp đồng lao động hoặc bản sao giấy tờ chứng minh quan hệ lao động
  • Bản sao các chứng từ liên quan đến tranh chấp lao động

Nếu hòa giải không thành, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành là căn cứ để người lao động khởi kiện tại tòa án.

Bước 2: Người lao động gửi đơn khởi kiện đến Tòa dân sự thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện

Nếu hòa giải không thành, người lao động có thể nộp Đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân nơi doanh nghiệp có trụ sở. Cùng với đơn khởi kiện, người lao động cần nộp các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của mình, bao gồm:

  • Bản sao hợp đồng lao động hoặc bản sao giấy tờ chứng minh quan hệ lao động
  • Bản sao các chứng từ liên quan đến tranh chấp lao động

Bước 3: Tòa án thụ lý và tiến hành giải quyết theo thủ tục tố tụng.

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động về tiền lương

Căn cứ Điều 190 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân như sau:

  • Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày bên tranh chấp phát hiện ra hành vi mà họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm
  • Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng, kể từ ngày bên tranh chấp phát hiện ra hành vi mà họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày bên tranh chấp phát hiện ra hành vi mà họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Thủ tục khởi kiện công ty không trả lương cho người lao động

Thủ tục khởi kiện công ty không trả lương cho người lao động

Cách soạn Đơn khởi kiện đòi tiền lương khi bị doanh nghiệp quỵt tiền

Bước 1: Xác định Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết:

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động được xác định tại Điều 32 và Điều 35 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi người lao động làm việc có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

Ví dụ: Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Bước 2: Cung cấp thông tin

  • Người khởi kiện cần ghi đầy đủ thông tin cá nhân của mình, bao gồm họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, chức vụ, địa chỉ, số điện thoại liên hệ.
  • Thông tin Người bị kiện: là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật lao động dẫn đến tranh chấp.
  • Thông tin Người có quyền và nghĩa vụ liên quan: là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến vụ án nhưng không phải là đương sự.

Bước 3: Trình bày nội dung khởi kiện

Người khởi kiện cần trình bày đầy đủ, rõ ràng nội dung tranh chấp, bao gồm:

  • Tóm tắt vụ việc dẫn đến tranh chấp: các sự việc diễn ra theo trình tự thời gian, thời gian ký hợp đồng lao động, các điều khoản về phương thức trả lương, người sử dụng lao động không thanh toán lương từ khi nào,…
  • Lý do, mục đích yêu cầu Tòa án giải quyết
  • Ghi rõ yêu cầu giải quyết: người sử dụng lao động trả lương đúng hạn, bồi thường thiệt hại,…

Bước 4: Người khởi kiện cần ký và ghi rõ họ tên vào cuối đơn khởi kiện

Bước 5: Trình bày danh mục tài liệu, chứng cứ liên quan

Người khởi kiện cần liệt kê đầy đủ danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện để Tòa án có căn cứ giải quyết vụ án.

Luật sư tư vấn hỗ trợ khởi kiện công ty không trả lương

Trên đây là một số nội dung tư vấn về khởi kiện công ty không trả lương. Để được luật sư lao động tư vấn cụ thể hơn, người lao động có thể liên hệ với luật sư chuyên về lao động qua Hotline hoặc Zalo theo số 0386.579.303, luật sư sẽ giúp bạn:

  • Hướng dẫn soạn đơn khiếu nại công ty không trả lương
  • Tư vấn về thời hiệu khởi kiện công ty không trả lương
  • Tư vấn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp
  • Tư vấn về bồi thường thiệt hại
  • Tư vấn về hồ sơ, thủ tục khởi kiện
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn khởi kiện yêu cầu trả lương cho người lao động
  • Tham gia hòa giải yêu cầu trả lương cho người lao động
  • Đại diện Tham gia phiên tòa yêu cầu trả lương cho người lao động
  • Hỗ trợ các thủ tục pháp lý liên quan khác

>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ luật sư tố tụng, tư vấn đại diện giải quyết tranh chấp

Scores: 4.64 (21 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 521 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *