Tranh chấp lối đi chung là những mâu thuẫn, bất đồng giữa những người sử dụng đất lân cận về lối đi chung. Việc giải quyết tranh chấp như thế nào cho hợp lý là một câu hỏi khó đối với nhiều người. Để hỗ trợ các bạn xử lý tranh chấp một cách hiệu quả, bài viết sau đây cung cấp đến bạn các nội dung như thẩm quyền giải quyết tranh chấp, phương thức giải quyết tranh chấp lối đi chung và trình tự thủ tục giải quyết.
Giải quyết tranh chấp về lối đi chung
Tranh chấp lối đi chung là gì?
Lối đi chung có thể được hiểu là phần diện tích đất chung được nhiều hộ gia đình, cá nhân sử dụng để đi ra đường đi công cộng.
Tranh chấp lối đi chung là cách gọi dùng để chỉ các mâu thuẫn về việc mở lối đi chung hay mâu thuẫn do lấn, chiếm đất giữa các chủ sử dụng đất liền kề. Đây là tranh chấp thuộc lĩnh vực đất đai.
Một số tình huống về tranh chấp lối đi chung có thể kể đến là:
- Tranh chấp lối đi chung mà có người được phép mở lối đi trên đất thuộc quyền sử dụng của người khác;
- Tranh chấp lối đi chung mà có người không được phép mở lối đi chung qua phần đất thuộc quyền sử dụng của người khác;
- Tranh chấp lối đi chung khi quyền sử dụng của một trong hai bên chưa được thể hiện rõ ràng trên giấy tờ pháp lý;
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 203 Luật đất đai 2013:
- Tranh chấp đất đai mà đương sự có giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đó là nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 203; Khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Giải quyết tranh chấp lối đi chung
Phương án giải quyết tranh chấp lối đi chung
Giải quyết tranh chấp bằng việc thương lượng
Các bên có thể thương lượng để giải quyết tranh chấp. Đây là phương thức đầu tiên các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp, tuy nhiên vì đất đai mang giá trị lớn, do vậy việc giải quyết bằng thỏa thuận thường không đạt được kết quả như các bên mong đợi.
Giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân
Nếu các bên không tự giải quyết được có thể yêu cầu hòa giải tại UBND cấp xã. Việc giải quyết ở UBND cấp xã có sự xuất hiện của chủ thể thứ ba với tư cách tham gia hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp.
Căn cứ Điều 202 Luật đất đai 2013 quy định về hòa giải tranh chấp đất đai như sau:
Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để xác định tình trạng pháp lý của phần đất sử dụng làm lối đi chung để giải quyết.
Giải quyết tranh chấp tại Tòa án
Nếu việc giải quyết bằng biện pháp thương lượng, hoà giải không mang lại hiệu quả, các bên có thể khởi kiện ra tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp về lối đi chung. Đây được xem là cách giải quyết tranh chấp có hiệu quả nhất. Bởi bản án của tòa án mang tính bắt buộc, cưỡng chế đối với các bên.
Trình tự giải quyết tranh chấp lối đi chung
Hòa giải cơ sở: Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì đơn đến UBND cấp xã nơi có đất để giải quyết.
Giải quyết tranh chấp tại UBND cấp xã nơi có đất:
- Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp lối đi chung
Bước 2: Tiếp nhận đơn và xử lý đơn yêu cầu:UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với mặt trận tổ quốc và các tổ chức khác để hòa giải tranh chấp đất đai. Thời hạn hòa giải làm 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn.
- Bước 3: Chủ tịch UBND ban hành quyết định giải quyết tranh chấp.
Giải quyết tranh chấp tại tòa án:
- Bước 1: Người khởi kiện nộp hồ sơ khởi kiện tới Tòa án và nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa án thụ lý vụ án.
- Bước 2: Hòa giải trong tố tụng: Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải. Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự trình bày ý kiến của mình về nội dung tranh chấp và những vấn đề cần hòa giải. Thẩm phán kết luận về những vấn đề mà các bên đương sự đã hòa giải thành và vấn đề chưa thống nhất.
- Bước 3: Xét xử sơ thẩm
- Nếu các bên đương sự không hòa giải được thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm.
- Nếu một bên không đồng ý với bản án sơ thẩm của tòa án thì có quyền kháng cáo để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.
Tham khảo thêm: Quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lối đi chung
Luật sư giải quyết tranh chấp lối đi chung
Luật Kiến Việt tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật, đại diện tố tụng cho khách hàng trong các vụ án tranh chấp đất đai. Các dịch vụ mà Luật Kiến Việt cung cấp bao gồm:
- Tư vấn quy định của pháp luật về đất đai, về lối đi chung;
- Tư vấn thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung;
- Tư vấn pháp lý và đưa ra các giải pháp xử lý tranh chấp;
- Đại diện theo ủy quyền của khách hàng để làm việc với cơ quan có thẩm quyền;
- Tư vấn thủ tục khởi kiện tại tòa án;
- Soạn thảo hồ sơ khởi kiện cho khách hàng
- Đại diện theo ủy quyền bảo vệ quyền lợi cho khách hàng tại tòa;
- Tư vấn về thi hành án sau khi có bản áp có hiệu lực pháp luật của tòa…
Tham khảo thêm: Dịch vụ luật sư tham gia giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp lối đi chung là tranh chấp phổ biến hiện nay. Đến với Luật Kiến Việt các bạn sẽ được tư vấn chuyên sâu về phương thức, hồ sơ cũng như quy trình để giải quyết tranh chấp. Nếu bạn cần luật sư tư vấn hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0386.579.303 để được tư vấn chi tiết.