Trường hợp bị tước quyền thừa kế theo quy định pháp luật

Pháp luật dân sự hiện nay đã quy định cơ bản đầy đủ về thừa kế, bên cạnh các vấn đề về thừa kế và di chúc thì một nội dung cũng rất quan trọng là trường hợp bị tước quyền thừa kế theo quy định pháp luật. Hãy cùng Luật Kiến Việt tìm hiểu và phân tích các trường hợp bị tước quyền thừa kế này nhé!

Khái niệm về thừa kế và tước quyền thừa kế

Chưa có quy định nào khái niệm cụ thể về thừa kế nhưng ta có thể hiểu thừa kế là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại gọi là di sản. Trong đó, có 02 hình thức thừa kế:

+ Thừa kế theo di chúc: là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống 

+ Thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định 

Tước quyền thừa kế được hiểu nếu trên thực tế người thừa kế theo pháp luật hay thừa kế theo di chúc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ, bổn phận hay có các hành vi vi phạm pháp luật trong những trường hợp nhất định thì sẽ bị tước quyền hưởng di sản và trở thành người không được quyền hưởng di sản.

>> Xem thêm: Khi nào được thừa kế thế vị?

Trường hợp bị tước quyền thừa kế theo quy định pháp luật

Trường hợp bị tước quyền thừa kế theo quy định pháp luật

Các trường hợp bị tước quyền thừa kế

Theo quy định của pháp luật dân sự thì những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

+ Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

+ Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

+ Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

+ Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Không nuôi dưỡng cha mẹ lúc cha mẹ còn sống có bị tước quyền thừa kế?

Từ quy định trên ta có thể hiểu rằng, Bộ luật Dân sự quy định có bốn căn cứ để người thừa kế bị tước quyền thừa kế:

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó. Các hành vi đó phải bị kết án và thực hiện với lỗi cố ý.

– Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản. Luật hôn nhân và gia đình cũng đã quy định rõ ràng về nghĩa vụ nuôi dưỡng: “Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.” 

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng. người hưởng di sản có hành vi vi phạm pháp luật hình sự với lỗi cố ý. Mục đích của hành vi đó là hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản.

– Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. Khi người thừa kế có các hành vi nêu trên với mục đích để được hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản sẽ bị tước quyền thừa kế.

Theo quy định trên, con có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ trong mọi trường hợp dù già yếu hay ốm đau. Nếu con mà không làm tròn nghĩa vụ nuôi dưỡng, có sự vi phạm nghĩa vụ thì sẽ bị pháp luật tước quyền thừa kế.

>> Có thể bạn quan tâm: Con ngoài giá thú có được thừa kế không?

Trường hợp bị tước quyền thừa kế theo quy định pháp luật

Trường hợp bị tước quyền thừa kế theo quy định pháp luật

Điều kiện để cá nhân trở thành người thừa kế

Cá nhân phải đáp ứng các điều kiện sau đây để có thể trở thành người thừa kế:

– Phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế;

Trong trường hợp người cá nhân sinh ra sau thời điểm mở thừa kế phải còn sống và trước đó đã thành thai trước khi người để lại di sản chết;

– Không rơi vào các trường hợp không được quyền hưởng di sản thừa kế được quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015;

Trừ trường hợp người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

– Không rơi vào trường hợp bị người để lại di sản truất quyền thừa kế;

Những người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc được quy định tại khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm: con chưa thành niên; cha, mẹ; vợ, chồng; hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động mà không từ chối nhận di sản; hoặc không rơi vào những trường hợp bị cấm hưởng di sản.

Trên đây là nội dung phân tích trường hợp bị tước quyền thừa kế theo luật hiện hành. Mọi nhu cầu dịch vụ pháp lý vui lòng liên hệ với công ty luật Kiến Việt để được cung cấp.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

 

Scores: 4.4 (17 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 533 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *