Trường hợp nào bị cưỡng chế kê biên tài sản để thi hành án?

Trường hợp nào bị cưỡng chế kê biên tài sản để thi hành án và vấn đề đang được mọi người quan tâm vì biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản đang được sử dụng như một công cụ hiệu quả để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của người phải thi hành án. Theo dõi bài viết này để nắm rõ đối tượng áp dụng, thủ tục thực hiện,…biện pháp cưỡng chế tài sản thi hành án nhé.

Khi nào bị cưỡng chế kê biên tài sản để thi hành án

Khi nào bị cưỡng chế kê biên tài sản để thi hành án

Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản

Tại Điều 18 Nghị định 166/2013/NĐ – CP quy định đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá như sau:

  • Cá nhân không được hưởng tiền lương, thu nhập hoặc bảo hiểm xã hội tại một cơ quan, đơn vị, tổ chức và không có tài khoản hoặc số tiền gửi từ tài khoản tại tổ chức tín dụng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản.
  • Tổ chức không có tài khoản hoặc số tiền gửi từ tài khoản tại tổ chức tín dụng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản.
  • Và chỉ được kê biên tài sản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế tương ứng với số tiền đã ghi trong quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế.

Như vậy, theo quy định, biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo hình thức kê biên tài sản được áp dụng đối với cá nhân không được hưởng tiền lương, thu nhập hoặc bảo hiểm xã hội tại một cơ quan, đơn vị, tổ chức và không có tài khoản hoặc số tiền gửi từ tài khoản tại tổ chức tín dụng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản.

Những tài sản không được kê biên để thi hành án

Căn cứ Điều 19 Nghị định 166/2013/NĐ – CP quy định những tài sản không được kê biên gồm có:

  • Nhà ở duy nhất của cá nhân và gia đình người bị cưỡng chế có diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật về cư trú.
  • Thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho cá nhân bị cưỡng chế và gia đình họ sử dụng.
  • Công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt thông thường cần thiết cho cá nhân bị cưỡng chế và gia đình họ sử dụng.
  • Đồ dùng thờ cúng; di vật, huân chương, huy chương, bằng khen.
  • Tài sản phục vụ quốc phòng và an ninh.
  • Tài sản đang được cầm cố, thế chấp hợp pháp.

Vậy theo quy định, khi kê biên tài sản để thi hành án phải loại trừ những đối tượng nêu trên.

Xem thêm: Nhà đất đang thế chấp thì có bị kê biên để thi hành án không

Hồ sơ, thủ tục cưỡng chế kê biên tài sản

Hồ sơ, thủ tục cưỡng chế kê biên tài sản

Hồ sơ, thủ tục cưỡng chế kê biên tài sản

Hồ sơ yêu cầu

Căn cứ Điều 21 Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định về Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản bao gồm những nội dung sau: số quyết định; ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị người ra quyết định; họ tên, nơi cư trú, trụ sở của cá nhân, tổ chức bị kê biên tài sản; số tiền bị xử phạt; địa điểm kê biên; chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định.

Thủ tục cưỡng chế kê biên tài sản

Theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 thì thủ tục cưỡng chế kê biên tài sản được thực hiện như sau:

Bước 1: Việc kê biên tài sản phải được thông báo cho cá nhân, tổ chức bị kê biên, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc tổ chức có trụ sở đóng trên địa bàn hoặc cơ quan nơi người đó công tác trước khi tiến hành cưỡng chế kê biên 05 ngày làm việc, trừ trường hợp việc thông báo sẽ gây trở ngại cho việc tiến hành kê biên.

Bước 2: Người ra quyết định cưỡng chế hoặc người được phân công thực hiện quyết định cưỡng chế chủ trì thực hiện việc kê biên (quy định cụ thể tại điều 22 Nghị định 166/2013/NĐ – CP).

Bước 3: Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày kê biên mà không có người khởi kiện thì tài sản kê biên được đem bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

Xem thêm: Thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự

Những lưu ý khi cưỡng chế kê biên tài sản để thi hành án

Cưỡng chế kê biên tài sản là biện pháp thi hành án mạnh mẽ nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của người phải thi hành án. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hợp pháp, hiệu quả và tuân thủ đúng quy định pháp luật, việc thực hiện biện pháp này cần tuân thủ một số lưu ý quan trọng:

  • Xác định rõ phạm vi tài sản được phép kê biên: Chỉ kê biên những tài sản thuộc sở hữu chung của cá nhân bị cưỡng chế với người khác nếu cá nhân bị cưỡng chế không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thi hành quyết định cưỡng chế. Trường hợp tài sản có tranh chấp thì vẫn tiến hành kê biên và giải thích cho những người cùng sở hữu tài sản kê biên về quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự.
  • Lập biên bản kê biên đầy đủ, chính xác: Trong biên bản ghi rõ: Thời gian, địa điểm tiến hành kê biên tài sản; họ tên, chức vụ người chủ trì thực hiện việc kê biên; người đại diện cho tổ chức bị kê biên tài sản, cá nhân có tài sản bị kê biên hoặc người đại diện hợp pháp cho họ; người chứng kiến; đại diện chính quyền địa phương (hoặc cơ quan của cá nhân bị cưỡng chế); mô tả tên gọi, tình trạng, đặc điểm từng tài sản bị kê biên.
  • Bảo quản tài sản kê biên an toàn: Người được giao bảo quản tài sản gây hư hỏng, đánh tráo, làm mất hoặc hủy hoại tài sản thì phải chịu trách nhiệm bồi thường và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Tham thảo thêm: Có được kê biên nhà ở duy nhất của người phải thi hành án không

Luật sư tư vấn cưỡng chế kê biên tài sản để thi hành án

Luật sư tư vấn cưỡng chế kê biên tài sản để thi hành án

Luật sư tư vấn cưỡng chế kê biên tài sản để thi hành án

Cưỡng chế kê biên tài sản để thi hành án là biện pháp quan trọng nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của người thi hành án. Với kinh nghiệm của mình Luật sư sẽ hỗ trợ khách hàng:

  • Xác định khả năng áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản.Luật sư sẽ xem xét các yếu tố như bản án hoặc quyết định có đủ điều kiện thi hành án hay không, tài sản của người phải thi hành án có đủ điều kiện để kê biên hay không,…
  • Tư vấn cho bạn về việc lựa chọn tài sản nào để kê biên nhằm đảm bảo hiệu quả thi hành án và tuân thủ đúng quy định pháp luật. Xem xét các yếu tố như giá trị tài sản, tính thanh khoản của tài sản, khả năng bảo quản tài sản,…
  • Luật sư sẽ hỗ trợ bạn lập các hồ sơ cần thiết và hướng dẫn thủ tục cho việc cưỡng chế kê biên tài sản, bao gồm đơn đề nghị cưỡng chế kê biên tài sản, biên bản kê biên tài sản, phối hợp với cơ quan thi hành án,…
  • Hỗ trợ giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện cưỡng chế kê biên tài sản, ví dụ như tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, tranh chấp về giá trị tài sản. Luật sư sẽ đại diện cho bạn tại Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp.

Với đội ngũ luật sư dân sự giàu kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực tố tụng dân sự, chúng tôi sẽ giúp quý khách hàng thực hiện biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản nhanh chóng và hiệu quả. Nếu bạn đang có nhu cầu, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0386579303 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ.

Scores: 4.9 (20 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 664 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *