Các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư khi muốn hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam thì điều được quan tâm đầu tiên đó chính là các loại thuế doanh nghiệp phải nộp, chẳng hạn như: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế (lệ phí) môn bài,.. Để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong việc nộp thuế, mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết dưới đây.
Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp
Thuế doanh nghiệp là gì?
Thuế doanh nghiệp là khoản nộp bắt buộc mà các cá nhân, pháp nhân (tổ chức) có nghĩa vụ thực hiện đối với nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế.
Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp năm 2024 theo quy định
Lệ phí môn bài
- Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP) và hướng dẫn tại Thông tư 302/2016/TT-BTC, mức thu thuế môn bài áp dụng đối với các doanh nghiệp được quy định như sau:
Bậc thuế | Đối tượng thu | Mức thu
(đồng/năm) |
1 | Doanh nghiệp có vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ > 10 tỷ đồng | 03 triệu |
2 | Doanh nghiệp có vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ ≤ 10 tỷ đồng trở xuống | 02 triệu |
Theo quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017, doanh nghiệp vừa và nhỏ được chuyển đổi từ hộ kinh doanh sẽ được miễn thuế môn bài trong 03 năm đầu.
- Theo đó, tại khoản 9 Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì thời hạn nộp thuế môn bài trễ nhất là ngày 30/01 hàng năm.
Nếu doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang sau khi hết thời gian được miễn thuế môn bài thì nộp thuế môn bài như sau:
- Nếu kết thúc thời gian miễn thuế môn bài trong 06 tháng đầu năm thì thời hạn là ngày 30/07 của năm kết thúc thời gian miễn.
- Nếu kết thúc thời gian miễn thuế môn bài trong 06 tháng cuối năm thì thời hạn là ngày 30/01 năm liền kề năm kết thúc thời gian miễn.
Xem thêm: Quy định các mốc thời gian khai thuế và nộp thuế doanh nghiệp
Thuế giá trị gia tăng
- Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008, thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của các hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ, lưu thông, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.
- Thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Đối doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động sẽ nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
- Công thức tính thuế bằng phương pháp khấu trừ:
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
- Công thức tính thuế bằng phương pháp trực tiếp:
Thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa x Thuế suất GTGT của hàng hóa
Trong đó, thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hóa sẽ có các mức tương ứng là 0%, 5% và 10% tùy từng loại hàng hóa, dịch vụ.
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế tính trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý.
- Thuế TNDN được tính theo công thức quy định tại Thông tư 96/2015/TT-BTC như sau:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ) x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
- Tính thu nhập tính thuế:
Thuế thu nhập = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
- Tính thu nhập chịu thuế:
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác
Thuế suất thuế TNDN được quy định tại Điều 11 Thông tư 78/2015/TT-BTC
Xem thêm: Quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế đánh vào thu nhập của cá nhân nhưng tổ chức trả thu nhập phải thực hiện khấu trừ thuế TNCN của người lao động trước khi trả thu nhập và có trách nhiệm khai, nộp số tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
Việc khấu trừ thực hiện theo quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
- Đối với cá nhân không cư trú: Khấu trừ 20% trước khi trả thu nhập.
- Đối với cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng lao động dưới 03 tháng: Khấu trừ trực tiếp 10% tại nguồn trước khi trả thu nhập có tổng mức chi trả từ 2.000.000 đồng trở lên, không được tính giảm trừ gia cảnh nhưng được làm cam kết 02/CK-TNCN (nếu đủ điều kiện) để tổ chức trả thu nhập tạm thời không khấu trừ thuế của các cá nhân này.
- Đối với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên: Khấu trừ theo biểu thuế lũy tiến từng phần và người lao động được tính giảm trừ gia cảnh trước khi khấu trừ. Tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền.
Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp do tính chất riêng
Thuế tài nguyên
- Thuế tài nguyên là một dạng thuế gián thu được áp dụng đối với các tổ chức doanh nghiệp khi họ tiến hành khai thác tài nguyên thiên nhiên, chuyển một phần giá trị của tài nguyên này cho ngân sách nhà nước. Đây là một trách nhiệm thuế đối với các doanh nghiệp tham gia thực hiện khai thác các tài nguyên như khoáng sản, dầu khí và những nguồn tài nguyên tương tự.
- Cách tính thuế tài nguyên được áp dụng theo công thức:
Thuế tài nguyên = sản lượng tài nguyên x giá tính thuế x thuế suất
- Thời hạn cuối cùng để nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên là ngày 20 của tháng tiếp theo đối với tờ khai tháng. Đối với báo cáo quyết toán thuế tài nguyên hàng năm, thời hạn cuối cùng là ngày thứ 90 sau ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
Thuế xuất nhập khẩu
- Thuế xuất nhập khẩu là thuế gián thu được áp dụng đối với các mặt hàng di chuyển qua cửa khẩu và biên giới của Việt Nam, bao gồm hàng hoá được trao đổi trong quá trình mua bán giữa cư dân biên giới của các quốc gia khác.
- Cách tính thuế xuất khẩu và nhập khẩu được xác định dựa theo công thức:
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp = số lượng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu trên tờ khai hải quan x trị giá từng mặt hàng x thuế suất.
- Thời hạn cuối cùng để nộp thuế xuất nhập khẩu là 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan, trừ khi có các trường hợp đặc biệt khác.
Thuế bảo vệ môi trường
- Thuế bảo vệ môi trường (BVMT) là thuế gián thu áp dụng với các loại hàng hoá và sản phẩm có tiềm năng gây tác động tiêu cực đến môi trường khi sử dụng. Các doanh nghiệp phải nộp thuế này một lần cho ngân sách nhà nước nếu họ sản xuất, kinh doanh hoặc nhập khẩu các mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế BVMT theo quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2010.
- Cách tính thuế BVMT sẽ theo công thức:
Thuế BVMT = Số lượng hàng hóa tính thuế x mức thuế tuyệt đối
- Thời hạn nộp thuế BVMT có sự khác biệt tùy theo nguồn gốc của hàng hoá:
- Với hàng hóa nội địa, doanh nghiệp sẽ khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế quản lý.
- Với hàng hoá nhập khẩu, doanh nghiệp nên nộp hồ sơ khai thuế ngay tại cơ quan hải quan khi thực hiện thủ tục nhập khẩu.
Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế gián thu áp dụng cho các mặt hàng thuộc danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mà doanh nghiệp có thể nhập khẩu hoặc sản xuất trực tiếp.
Cách tính thuế TTĐB sẽ theo công thức: - Thuế TTĐB = giá tính thuế x thuế suất
- Thời hạn cuối cùng để nộp hồ sơ khai thuế TTĐB là vào ngày 20 của tháng tiếp theo sau khi nghĩa vụ thuế phát sinh.
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là một loại thuế trực thu, áp dụng khi các doanh nghiệp sử dụng đất phi nông nghiệp cho mục đích sản xuất kinh doanh, xây dựng hay đầu tư vào các dự án khác. Mức thuế suất thông thường cho loại thuế này là 0.03% trên tổng diện tích đất sử dụng.
- Cách tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp sẽ theo công thức:
Thuế SDĐPNN = Diện tích đất sử dụng x Giá tính thuế của 1m2 x thuế suất
- Thời hạn cuối cùng để nộp tiền thuế SDĐPNN theo lịch năm là ngày 31/12 của năm đó. Người nộp thuế có quyền lựa chọn nộp thuế một lần hoặc chia thành hai lần trong năm.
Dịch vụ tư vấn pháp luật thuế doanh nghiệp
Luật sư tư vấn về thuế doanh nghiệp
- Nộp tờ khai lệ phí môn bài, nộp thuế môn bài;
- Đăng ký trao đổi thông tin với cơ quan thuế;
- Đăng ký nộp thuế điện tử;
- Thông báo phát hành hóa đơn;
- Đăng ký phương pháp khấu trừ thuế, khấu hao tài sản cố định.
- Thay mặt doanh nghiệp làm việc trực tiếp với cơ quan Thuế….
- Giải trình với cơ quan thuế các phát sinh của doanh nghiệp;
- Xây dựng hồ sơ thuế, sổ sách thuế theo đúng chuẩn mực kế toán và quy định của pháp luật.
Hy vọng một số thông tin phân tích trên liên quan đến các loại thuế doanh nghiệp phải nộp năm 2024 sẽ giúp mọi người nắm rõ hơn về quy định của pháp luật. Nếu quý khách có nhu cầu cần Luật sư tư vấn pháp luật thuế doanh nghiệp qua điện thoại hãy liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt qua hotline 0386.579.303 để được hỗ trợ.