Công ty không trả lương khi nghỉ việc là việc người sử dụng lao động không thực hiện trả lương theo như thỏa thuận cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng. Tiền lương là lợi ích và là quyền lợi của người lao động khi tham gia quan hệ lao động. Vậy trong trường hợp công ty không trả lương khi nghỉ việc thì người lao động cần phải làm gì? Hãy cùng Luật Kiến Việt tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Công ty không trả lương khi nghỉ việc người lao động phải làm gì
Công ty không trả lương cho người lao động khi nghỉ việc có đúng quy định pháp luật không?
Trách nhiệm thanh toán tiền lương khi chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật lao động 2019 như sau:
“1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
- a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
- b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
- c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
- d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
Như vậy, nếu sau 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sau 30 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp đặc biệt nêu trên mà Công ty vẫn không trả lương, thì hành vi chậm trả lương của Công ty là vi phạm pháp luật.
Nghỉ việc mà công ty không trả lương thì giải quyết thế nào?
- Khi chấm dứt hợp đồng mà công ty chưa thực hiện trách nhiệm thanh toán tiền lương, người lao động cần yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện trách nhiệm thanh toán lương theo như thỏa thuận của hợp đồng làm việc.
- Nếu người sử dụng lao động vẫn không trả dẫn đến tranh chấp lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động về vấn đề tiền lương, bạn có thể gửi đơn khiếu nại đến ban giám đốc công ty.
- Trong trường hợp công ty không giải quyết thì gửi đơn khiếu nại lên Sở Lao động – Thương binh và xã hội để được giải quyết.
- Người lao động cũng có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nếu như hòa giải không thành.
Nghỉ việc mà công ty không trả lương thì giải quyết thế nào
Thủ tục yêu cầu công ty trả lương cho người lao động khi nghỉ việc
Thủ tục yêu cầu
Trường hợp người sử dụng lao động không thanh toán tiền lương cho người lao động khi nghỉ việc, thì người lao động có thể thực hiện các thủ tục sau:
- Làm đơn khiếu nại trực tiếp lên Ban Giám Đốc của công ty để yêu cầu thanh toán lương.
- Nếu công ty không giải quyết về vấn đề tiền lương thì người lao động có thể gửi đơn khiếu nại lên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Khởi kiện: Nếu người lao động không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại thì người lao động có thể khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết. Lưu ý, trước khi giải quyết qua tòa án thì tranh chấp lao động tiền lương cần được hòa giải qua hoà giải viên lao động. .
Hồ sơ người lao động cần chuẩn bị
Để bảo vệ quyền lợi cũng như yêu cầu công ty trả lương, người lao động cần chuẩn bị trước các giấy tờ chủ yếu sau:
- Đơn khiếu nại gửi Ban Giám đốc công ty;
- Đơn khiếu nại gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;
- Các bằng chứng tài liệu liên quan. (Ví dụ như: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc);
- Giấy tờ tùy thân (căn cước công dân,…);
- Đơn khởi kiện nếu giải quyết thông qua khởi kiện;
- Các tài liệu liên quan khác.
Thời hiệu yêu cầu giải quyết vấn đề nợ lương.
Về thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, Điều 190 Bộ Luật Lao động 2019 quy định:
- Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
- Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
- Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
- Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
Như vậy, người lao động cần phải xác định được rõ thời điểm quyền lợi của mình bị vi phạm. Để từ đó tính thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và thẩm quyền giải quyết về tiền lương giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Chế độ cho người lao động khi nghỉ việc
Hưởng tiền lương những ngày chưa thanh toán
Theo Điều 48 Bộ Luật Lao động 2019 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng, người lao động sẽ được hưởng tiền lương chưa thanh toán trong 14 ngày hoặc không quá 30 ngày nếu thuộc các trường hợp nêu trên.
Hưởng tiền phép năm
Theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về việc hưởng phép năm đối với người lao động khi nghỉ việc. Cụ thể như sau:
“3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ”.
Như vậy, nếu khi chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động chưa nghỉ hết phép hằng năm thì được tính vào tiền lương để thanh toán cho người lao động.
Hưởng trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc
Theo Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về trợ cấp thôi việc. Cụ thể như sau:
“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này”.
Bên cạnh đó, Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định về trợ cấp mất việc như sau:
“1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương”.
Như vậy, sau khi chấm dứt hợp đồng lao động nếu người lao động đáp ứng đủ điều kiện nêu trên sẽ được hưởng trợ cấp mất việc và trợ cấp thôi việc.
Chế độ cho người lao động khi nghỉ việc
Luật sư tư vấn hỗ trợ khi công ty không trả lương cho người lao động khi nghỉ việc
Về việc công ty không trả lương cho người lao động khi nghỉ việc, dịch vụ luật sư có thể hỗ trợ cho khách hàng như sau:
- Tư vấn chi tiết: Luật sư sẽ tiếp tục tư vấn và cung cấp thông tin chi tiết hơn về vấn đề tranh chấp quan hệ lao động.
- Đánh giá và phân tích: Luật sư sẽ xem xét thông tin mà bạn đã cung cấp và phân tích tình huống tranh chấp của bạn, sau đó đề xuất các giải pháp pháp lý phù hợp.
- Soạn thảo hồ sơ: Luật sư có thể giúp bạn soạn thảo các hồ sơ, thủ tục pháp lý cần thiết, như đơn khiếu nại, biên bản, đơn khởi kiện, và các văn bản liên quan khác.
- Dịch vụ luật sư lao động đại diện pháp lý: Đại diện theo ủy quyền thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục pháp lý, làm việc với cơ quan nhà nước đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề pháp lý Công ty không trả lương cho người lao động khi nghỉ việc. Nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn pháp lý về vấn khiếu kiện công ty không trả lương hoặc cần luật sư tư vấn luật lao động tư vấn giải đáp vui lòng liên hệ qua tổng đài hotline 0386.579.303 để được hỗ trợ một cách nhanh chóng.