Danh sách công việc không được sử dụng lao động chưa thành niên

Việc sử dụng người lao động chưa thành niên có xu hướng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, đây là nhóm người lao động chưa có sự phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần nên pháp luật có những quy định nhằm bảo vệ nhóm người này. Bài viết sau đây của Luật Kiến Việt sẽ giới thiệu, liệt kê các công việc mà người lao động chưa thành niên không được làm

Danh sách công việc không được sử dụng lao động chưa thành niên

Những công việc nào không được sử dụng lao động chưa thành niên?

Danh sách công việc không được sử dụng lao động dưới 13 tuổi

Theo khoản 3 Điều 145 BLLĐ 2019, người sử dụng lao động không được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc, trừ trường hợp:

  • Các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao 
  • Không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi
  • Có sự đồng ý của Sở thương binh và xã hội nơi doanh nghiệp/ hợp tác xã/ liên hiệp hợp tác xã đặt trụ sở chính nếu người sử dụng lao động là doanh nghiệp/hợp tác xã/ liên hiệp hợp tác xã; Sở thương binh và xã hội nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của hộ gia đình, cá nhân, trong trường hợp người sử dụng lao động là hộ gia đình hoặc cá nhân.

Như vậy, người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm công việc đáp ứng 3 điều kiện nêu trên. Do đối tượng này có độ tuổi rất nhỏ nên việc sử dụng người lao động dưới 13 tuổi để làm việc phải đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt của pháp luật. Theo đó, nhóm công việc mà người lao động dưới 13 tuổi có thể làm là không nhiều.

>> Xem thêm: Quy định pháp luật đối với lao động chưa thành niên

Danh sách công việc không được sử dụng lao động từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi

Theo quy định tại Điều 145 BLLĐ 2019 và Chương II của Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH, công việc mà người lao động từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi được làm là:

1. Biểu diễn nghệ thuật.

2. Vận động viên thể thao.

3. Lập trình phần mềm.

4. Các nghề truyền thống: chấm men gốm; cưa vỏ trai; làm giấy dó; làm nón lá; chấm nón; dệt chiếu; làm trống; dệt thổ cẩm; thêu thổ cẩm; làm bún gạo; làm miến; làm giá đỗ; làm bánh đa; dệt tơ tằm; se sợi hoa sen; vẽ tranh sơn mài, se nhang, làm vàng mã (trừ các công đoạn có sử dụng hóa chất độc hại như sơn ta, hóa chất tẩy rửa, hóa chất dùng để ướp màu, hóa chất tạo mùi, tạo tàn nhang cong…).

5. Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren; mộc mỹ nghệ; làm lược sừng; làm tranh dân gian (tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống…); nặn tò he; làm tranh khắc gỗ, biểu tranh lụa; nhặt vỏ sò, điệp để gắn trên tranh mỹ nghệ; mài đánh bóng tranh mỹ nghệ; xâu chuỗi tràng hạt kết cườm, đánh bóng trang sức mỹ nghệ; làm rối búp bê; làm thiếp mừng các sản phẩm từ giấy nghệ thuật trang trí trên thiếp mừng; làm khung tranh mô hình giấy, hộp giấy, túi giấy.

6. Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình, đay, cói, quế, guột, đót, lá nón.

7. Gói nem, gói kẹo, gói bánh (trừ việc vận hành hoặc sử dụng các máy, thiết bị, dụng cụ đóng gói).

8. Nuôi tằm.

9. Làm cỏ vườn rau sạch; thu hoạch rau, củ, quả sạch theo mùa.

10. Chăn thả gia súc tại nông trại.

11. Phụ gỡ lưới cá, đan lưới cá, phơi khô thủy sản.

12. Cắt chỉ, đơm nút, thùa khuyết, đóng gói vào hộp các sản phẩm dệt thủ công.

Như vậy, ngoài 12 công việc nêu trên thì người sử dụnglao động không được cho người lao động từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm bất cứ công việc nào khác.

Thêm vào đó, khi sắp xếp cho người lao động từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm các công việc kể trên thì không được cho họ làm việc ở các môi trường sau:

  1. Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;
  2. Công trường xây dựng;
  3. Cơ sở giết mổ gia súc;
  4. Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử;
  5. Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên. Cụ thể là:
  • Tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại có trong môi trường lao động nằm ngoài giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh lao động, bao gồm: điện từ trường, rung, ồn, nhiệt độ, bụi silic, bụi không chứa silic, bụi bông, bụi amiăng, bụi than, bụi tale; các loại chất, tia phóng xạ; bức xạ bởi tia X, các chất độc hại và các tia có hại khác.
  • Tiếp xúc với các vi sinh vật gây bệnh.
  • Thời gian làm việc trên 04 giờ/ngày trong không gian làm việc gò bó, chật hẹp, công việc có khi phải quỳ gối, nằm, cúi khom.
  • Trên giá cao hay dây treo cao hơn 2 m so với mặt sàn làm việc; địa hình đồi núi dốc trên 300.
  • Các công việc ở trong hố sâu hơn 5m.
  • Làm việc trong nhà tù hoặc trong bệnh viện tâm thần.

>> Xem thêm: Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

Danh sách công việc không được sử dụng lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi

Danh sách công việc không được sử dụng lao động chưa thành niên

Khác với các quy định với người lao động dưới 13 tuổi và từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi, đối với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, pháp luật không liệt kê nhóm công việc được làm, mà liệt kê các công việc không được làm. Điều này được lý giải một cách đơn giản: Vì độ tuổi càng tăng thì các công việc mà người lao động chưa thành niên được làm sẽ nhiều hơn, nên đối với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, pháp luật liệt kê những công việc họ không được làm, thay vì liệt kê công việc họ được làm.

Theo quy định tại Điều 147 BLLĐ 2019, khoản 1 Điều 9 thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH, người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi làm các công việc sau đây:

– Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;

– Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác;

-Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;

-Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;

-Phá dỡ các công trình xây dựng;

-Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;

-Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ;

-Công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên. Cụ thể là:

1. Trực tiếp luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thiếc, thuỷ ngân, kẽm, bạc).

2. Đốt và ra lò luyện cốc.

3. Đốt lò đầu máy hơi nước.

4. Vận hành nồi hơi đốt nhiên liệu (than đá, bã mía, củi, mùn cưa, trấu) và nồi hơi sử dụng nhiên liệu lỏng và có khí áp suất làm việc từ 4,0 bar trở lên, công suất trên 0,5 T/h).

5. Vận hành hệ thống điều chế và nạp axetylen, oxy, hydro, clo và các khí hoá lỏng, các trạm khí nén có áp suất 8,0 bar.

6. Vận hành hệ thống lạnh (làm nước đá, đông lạnh).

7. Lắp đặt khuôn máy rèn, dập, ép, cắt kim loại (không phân biệt máy hơi nước, khí nén, điện hoặc cơ).

8. Thu gom bã thải sản xuất cồn công nghiệp.

9. Vận hành máy hồ vải sợi.

10. Nhuộm, hấp, vải sợi.

11. Chủ nhiệm kho, thủ kho, phụ kho kho hóa chất, thuốc nhuộm.

12. Khai thác đá, đập đá thủ công, cậy bẩy đá trên núi.

13. Trực tiếp đưa vật liệu vào máy nghiền đá và làm việc với máy nghiền đá.

14. Tuyển quặng chì.

15. Sử dụng các loại máy cầm tay chạy bằng hơi ép có sức ép từ 4 atmotphe trở lên (như máy khoan, máy búa và các máy tương tự gây những chấn động không bình thường cho thân thể người).

16. Đãi, tuyển vàng, quặng, đá đỏ.

17. Trực tiếp đào gốc cây có đường kính lớn hơn 40cm bằng phương pháp thủ công.

18. Cưa xẻ gỗ 2 người kéo bằng phương pháp thủ công.

19. Đốn hạ những cây có đường kính từ 35cm trở lên, cưa cắt cành, tỉa cành trên cao bằng phương pháp thủ công.

20. Vận xuất gỗ lớn, xeo bắn, bốc xếp gỗ có đường kính từ 35cm trở lên bằng thủ công, bằng máng gỗ, bằng cầu trượt gỗ.

21. Mò vớt gỗ chìm, cánh kéo gỗ trong âu, triền đưa gỗ lên bờ.

22. Xuôi bè mảng trên sông có nhiều ghềnh thác.

23. Lái máy kéo nông nghiệp.

24. Các công việc khai thác phân dơi; khai thác tổ yến tự nhiên ngoài đảo.

25. Xẻ gỗ bằng máy cưa đĩa và máy cưa vòng.

26. Vận hành các máy bào trong nghề gỗ (trừ máy cầm tay).

27. Trực tiếp nuôi, huấn luyện thú dữ hoặc động vật có nọc độc.

28. Sơ chế tre, nứa, mây và cói, nếu có sử dụng hóa chất độc hại.

29. Đốt lò nung gạch chịu lửa, lò vôi, tôi vôi bằng phương pháp thủ công.

30. Công việc phải làm một mình trên đường sắt, hoặc ở nơi tầm nhìn của người công nhân không vượt quá 400m.

31. Công việc di chuyển, nối hoặc tách toa xe trong xưởng máy, trên đường sắt.

32. Điều khiển các phương tiện giao thông vận tải có động cơ có dung tích xi lanh từ 50 cmtrở lên.

33. Móc buộc tải trọng cho cầu trục, cần trục, cổng trục, palăng điện.

34. Khảo sát đường sông.

35. Các công việc trên tàu đi biển, trừ trường hợp đủ 16 tuổi trở lên.

36. Lắp đặt giàn khoan.

37. Làm việc ở giàn khoan trên biển.

38. Công việc gác tàu, trông tàu trong âu, triền đà.

39. Khoan thăm dò giếng dầu và khí.

40. Khoan thăm dò, khoan nổ mìn, bắn mìn.

41. Cán ép tấm da lớn, cứng.

42. Tráng paraphin trong bể rượu.

43. Lưu hoá, hình thành, bốc dỡ sản phẩm cao su cỡ lớn như: thùng, két nhiên liệu, lốp ô tô.

44. Công việc tiếp xúc với xăng, dầu trong hang, hầm: giao nhận, bảo quản, vận hành máy bơm và đo xăng, dầu.

45. Đốt lò sinh khí nấu thuỷ tinh, thổi thuỷ tinh bằng miệng.

46. Châm lửa cho máy đốt dầu tiêu thụ từ 400 l/h.

47. Các công việc đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy phải mang vác, gá đặt vật gia công có trọng lượng từ 20kg trở lên.

48. Vận hành lò đốt rác và xử lý nước thải.

49. Nấu, tẩy rửa bột giấy bằng clo.

50. Lắp đặt sửa chữa đường dây điện trong cống ngầm hoặc trên cột ngoài trời, đường dây điện cao thế, lắp dựng cột điện cao thế.

51. Lắp đặt, sửa chữa cáp ngầm, cáp treo của đường dây điện thông tin.

52. Vận hành, trực các trạm điện hạ áp, trung áp và cao áp.

53. Kiểm tra, sửa chữa và xử lý các mạch điện có điện thế 700 V trong trường hợp dòng điện một chiều; trên 220V trong trường hợp dòng điện xoay chiều và các vật duy trì mạch điện đó.

54. Công việc ở đài phát thanh, phát sóng tần số rađiô như đài phát thanh, phát hình và trạm rađa, trạm vệ tinh viễn thông… bị ảnh hưởng bởi điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

55. Sửa chữa lò, thùng, tháp kín, đường ống trong sản xuất hóa chất.

56. Các công việc tiếp xúc dung môi hữu cơ như: ngâm tẩm tà vẹt, trải nhũ tương giấy ảnh, in hoa trên màng mỏng, in nhãn trên giấy láng mỏng, cán ép nhựa phenon, vận hành nồi đa tụ keo phenon.

57. Trực tiếp tiếp xúc với hoá chất gây biến đổi gien: Hóa chất: 5 Flioro- uracil; Hóa chất: Benzen.

58. Trực tiếp tiếp xúc với các hoá chất, hợp chất gây tác hại sinh sản lâu dài (như gây thiểu năng tinh hoàn, thiểu năng buồng trứng):  Estrogen; Axít cis-retinoic; Cacbaryl;

59. Trực tiếp tiếp xúc (bao gồm các khâu: sản xuất, đóng gói, pha chế, phun thuốc, khử trùng kho) với các hoá chất trừ sâu, trừ cỏ, diệt mối mọt, diệt chuột, trừ muỗi có chứa Clo hữu cơ và một số hoá chất có khả năng gây ung thư sau đây:. Hóa chất: 1,4 butanediol, dimetansunfonat; Hóa chất: 4 aminnobiphenyl; Asen (hay thạch tín), canxi asenat; Dioxin;

60. Tiếp xúc thường xuyên với các hoá chất sau đây: Oxyt cacbon (CO): trong vận hành lò tạo khí than, thải xỉ; Các loại thuốc nhuộm có gốc anilin, xylizin, toluzin, auramin; Các hợp chất có gốc xianua (-CN-);..

61. Làm việc trong thùng chìm.

62. Nạo vét cống ngầm, công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước bẩn hôi thối.

63. Sản xuất photpho vàng.

64. Mổ tử thi, liệm mai táng người chết, bốc mồ mả, các công việc trong nhà xác.

65. Nhặt hoặc phân loại rác thải, chất thải, các chất thải hoặc phế liệu.

66. Công việc tiếp xúc với hơi thuốc gây mê hàng ngày, làm việc ở khoa hồi sức cấp cứu, khoa chống nhiễm khuẩn, kiểm soát nhiễm khuẩn ở khoa lây của các cơ sở y tế, các trung tâm truyền máu, các cơ sở sản xuất vắc xin phòng bệnh, tham gia dập tắt các ổ dịch, làm việc ở khu điều trị bằng sóng ngắn, siêu âm.

67. Lắp dựng, tháo dỡ hoặc thay đổi giàn giáo.

68. Công việc phải mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng lao động chưa thành niên:

69. Phân loại, tái chế các sản phẩm có chứa than chì.

>> Xem thêm: Thời hạn báo trước khi thôi việc

Dịch vụ pháp luật lao động của Luật Kiến Việt

Trên đây là nội dung tư vấn về danh sách các công việc không được sử dụng người chưa thành niên làm việc, mọi thắc mắc về liên quan đến lao động, hãy liên hệ với Luật Kiến Việt để được tư vấn về:

  • Tư vấn pháp luật về lao động chưa thành niên
  • Tư vấn pháp luật về độ tuổi lao động
  • Tư vấn điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động
  • Tư vấn điều kiện ký kết hợp đồng lao động
  • Tư vấn đăng ký nội quy lao động
  • Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể
  • Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
  • Tư vấn trình tự thủ tục xử lý kỷ luật lao động người lao động
  • Tư vấn các hình thức xử lý kỷ luật lao động với người lao động vi phạm
  • Tư vấn điều kiện kinh doanh cho thuê lại lao động
  • Tư vấn các loại hợp đồng lao động hiện nay
  • Tư vấn thẩm quyền ký hợp đồng lao động
  • Tư vấn điều kiện ký kết hợp đồng lao động

​​​​​​​>> Xem thêm: Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Thông tin liên hệ công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn các vấn đề lao động

  • Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/
  • Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303
  • Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com
  • Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet
  • Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty

Scores: 4.2 (14 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 521 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *