Di chúc miệng có hợp pháp hay không?

Di chúc là sự thể hiện ý chí cuối cùng của một người trước khi mất để mà giao lại tài sản cho con cái, người thân của mình. Trong một số trường hợp, có người ra đi rất đột ngột và chỉ kịp để lại một vài lời trăng trối trước lúc mất, đây có thể được xem là di chúc miệng. Hiện nay pháp luật cho phép một người để lại di chúc miệng, tuy nhiên, để di chúc miệng hợp pháp thì đòi hỏi phải đáp ứng khá nhiều điều kiện. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau.

Di chúc miệng có hợp pháp hay không?

Di chúc miệng có hợp pháp hay không?

Di chúc miệng có hợp pháp hay không?

Câu trả lời là CÓ. Pháp luật hiện nay quy định di chúc có thể được thực hiện dưới hai hình thức, đó là di chúc bằng văn bản hoặc di chúc miệng. Cụ thể:

Di chúc bằng văn bản

Theo quy định tại Điều 628 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc bằng văn bản có thể bao gồm:

  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: đối với trường hợp này, người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. 
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: trong trường hợp này, người lập di chúc có thể tự mình viết tay, đánh máy hoặc nhờ người khác và phải có ít nhất là hai người làm chứng. 
  • Di chúc bằng văn bản có công chứng
  • Di chúc bằng văn bản có chứng thực

Như vậy, pháp luật không bắt buộc di chúc bằng văn bản phải có người làm chứng hay phải được công chứng, chứng thực. 

>> Có thể bạn quan tâm: Lập di chúc để lại nhà đất vào việc thờ cúng

*Lưu ý:

– Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi thì phải được lập thành văn bản và cha, mẹ hoặc người giám hộ của họ đồng ý về việc lập di chúc.

– Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ thì phải được người làm chứng lập thành văn bản và phải có công chứng hoặc chứng thực.

Di chúc miệng

Thông thường di chúc phải được lập thành văn bản, tuy nhiên một người có thể có di chúc miệng trong trường hợp người này đang bị cái chết đe dọa, nguy kịch và không thể lập được di chúc bằng văn bản (Điều 629 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Điều kiện đối với người lập di chúc miệng

Người lập di chúc vẫn còn minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối hay đe doạ, cưỡng ép. (Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Điều kiện về nội dung của di chúc miệng

Nội dung của di chúc miệng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. (Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Điều kiện đối với người làm chứng di chúc miệng

  • Việc lập di chúc miệng phải đảm có ít nhất hai người làm chứng
  • Ngay sau khi người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình, người làm chứng sẽ phải ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. 
  • Những người sau đây sẽ không được làm chứng cho việc lập di chúc theo như quy định tại Điều 632 Bộ luật Dân sự năm 2015:

+ Người thừa kế theo di chúc hoặc người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc.

+ Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung của di chúc.

+ Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Di chúc miệng phải được chứng thực

  • Di chúc miệng phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình.
  • Theo như quy định tại Điều 637 Bộ luật Dân sự năm 2015, công chứng viên, người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã không được chứng thực di chúc miệng nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

+ Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

+ Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

Di chúc miệng có hợp pháp hay không?

Di chúc miệng có hợp pháp hay không?

Di chúc miệng bị hủy bỏ

Sau 03 tháng kể từ lúc lập di chúc miệng mà người lập di chúc vẫn còn sống, minh mẫn và sáng suốt thì di chúc miệng đương nhiên bị hủy bỏ. 

Ngoài ra, trường hợp người lập di chúc miệng đủ điều kiện lập di chúc tuy nhiên người làm chứng của họ không đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di chúc miệng có thể bị hủy bỏ. Hoặc trường hợp người lập di chúc miệng và nội dung của di chúc miệng không đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di chúc miệng cũng có thể bị hủy bỏ.

>> Xem thêm: Mẫu di chúc để lại tài sản

Luật sư tư vấn về di chúc

Trên đây là nội dung giới thiệu về Di chúc miệng có hợp pháp hay không? Mọi nhu cầu dịch vụ pháp lý tư vấn về di chúc vui lòng liên hệ với công ty luật Kiến Việt để được cung cấp.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

 

Scores: 4.3 (16 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 521 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *