Điều kiện thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Điều kiện thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động hiện nay đang trở nên phổ biến do nhu cầu làm việc ở nước ngoài của người lao động ngày một tăng cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để thành lập loại hình doanh nghiệp này. Các quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục,…về thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động sẽ được trình bày qua bài viết sau đây.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Điều kiện thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Thế nào là xuất khẩu lao động?

Theo khoản 1 điều 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có quy định về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

  • Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Do đó, có thể hiểu, xuất khẩu lao động là việc công dân Việt Nam từ đủ 18 trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, để thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động thì doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Là doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp này phải có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp.
  • Có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên; có chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư.
  • Đã ký quỹ theo quy định.
  • Có người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam, trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm và các điều kiện khác theo quy định.
  • Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện các nội dung theo quy định.
  • Có cơ sở vật chất của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định để đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
  • Có trang thông tin điện tử.

Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Tham khảo thêm: Hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có cần phải xin phép không

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Căn cứ từ Điều 21 đến 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, theo đó, hồ sơ thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty xuất khẩu lao động.
  • Điều lệ công ty xuất khẩu lao động.
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên/công ty hợp danh.
  • Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, các thành viên, cổ đông góp vốn là cá nhân.
  • Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với thành viên/cổ đông góp vốn là tổ chức. Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức và bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.
  • Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục tại Sở KHĐT.
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của người thực hiện thủ tục.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Căn cứ vào Điều 32 Luật doanh nghiệp 2020, Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT, Điều 15, Điều 22 đến Điều 28, Điều 32 đến Điều 35 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Nghị định 47/2021/NĐ-CP, Điều 7 Nghị định 112/2021/NĐ-CP, Điều 12, Điều 15 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020, thủ tục thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động được thực hiện theo các bước sau:

  1. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty xuất khẩu lao động
  2. Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty xuất khẩu lao động
  3. Bước 3: Nhận kết quả
  4. Bước 4: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh
  5. Bước 5: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
  6. Bước 6: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
  7. Bước 7: Nhận kết quả
  8. Bước 8: Công bố, niêm yết giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Luật sư tư vấn về điều kiện thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Luật sư thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Luật sư thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động

  • Soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động nhanh chóng.
  • Cung cấp Dịch vụ thành lập công ty xuất khẩu lao động tại thành phố Hồ Chí Minh.
  • Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan khác về thủ tục pháp lý có liên quan đến thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
  • Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh và các giấy tờ cần thiết khác cho khách hàng.

Bài viết trên đây đã cung cấp một số thông tin cần thiết về điều kiện thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động theo quy định của pháp luật. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn cụ thể hơn hoặc có các thắc mắc liên quan đến mã ngành nghề, giấy phép tư vấn, các vấn đề liên quan đến thu hồi giấy phép kinh doanh,… Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0386 579 303 để được luật sư doanh nghiệp hỗ trợ.

Scores: 4.7 (14 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 581 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *