Hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có cần xin giấy phép không?

 

Để có thể tiến hành đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, bên cạnh thủ tục thành lập công ty thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động. Vậy việc cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động được thực hiện như thế nào và cần có những lưu ý gì? Hãy cùng Luật Kiến Việt tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có cần xin giấy phép không?
Có cần phải xin giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không?

Có cần phải xin giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006: “Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có vốn pháp định theo quy định của Chính phủ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài”. Như vậy, để hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nc ngoài, doanh nghiệp cần phải xin giấy phép.

Hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có cần xin giấy phép không?
Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm những gì?

Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm những gì?

Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm những loại giấy tờ sau:

  • Văn bản đề nghị của doanh nghiệp;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Các giấy tờ chứng minh đáp ứng đủ điều kiện về vốn;
  • Đối với doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ 01 năm trở lên: Báo cáo tài chính năm trước liền kề và báo cáo tài chính từ đầu năm đến cuối quý trước thời điểm đề nghị cấp giấy phép đã được kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành;
  • Đối với doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp dưới 01 năm: Báo cáo nguồn vốn chủ sở hữu đã được kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành trước thời điểm nộp hồ sơ không quá 01 tháng hoặc hồ sơ góp vốn thành lập doanh nghiệp (biên bản góp vốn, giấy chứng nhận góp vốn, giấy nộp tiền vào tài khoản của công ty, séc, ủy nhiệm chi hoặc các hình thức khác, giấy xác nhận số dư tài khoản của doanh nghiệp tại thời điểm xin cấp phép, chứng thư về kết quả định giá tài sản còn hiệu lực tối thiểu 30 ngày và tài liệu chứng minh chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty);
  • Bản chính Giấy xác nhận nộp tiền ký quỹ của ngân hàng thương mại;
  • Bản chính Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
  • Bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê cơ sở vật chất để tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động;
  • Các giấy tờ chứng minh điều kiện về người lãnh đạo điều hành hoạt động và nhân viên nghiệp vụ:
  • Bản sao bằng cấp chuyên môn;
  • Bản chính Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật;
  • Bản sao Hợp đồng lao động (nếu có);
  • Bản sao tài liệu thể hiện kinh nghiệm làm việc trước đây: quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận kinh nghiệm;
  • Bản sao Điều lệ công ty. 

Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận, xem xét và cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ?

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xem xét và cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm:

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội lấy ý kiến các cơ quan chức năng có thẩm quyền và xem xét cấp Giấy phép;

– Đoàn kiểm tra của Cục quản lý lao động ngoài nước hoặc Đoàn kiểm tra liên ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành kiểm tra điều kiện thực tế của doanh nghiệp trước khi Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định cấp Giấy phép.

– Cơ quan tiếp nhận: Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Những lưu ý khi xin cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ?

  • Doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề xuất khẩu lao động, nếu doanh nghiệp đã thành lập mà chưa đăng ký ngành nghề xuất khẩu lao động thì cần thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề trên.
  • Hồ sơ chứng minh điều kiện về vốn, cụ thể phải từ 05 tỷ đồng trở lên,  phải được kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành trước thời điểm nộp hồ sơ không quá 01 tháng (Báo cáo tài chính, Báo cáo nguồn vốn chủ sở hữu);
  • Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục tiền ký quỹ tại ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam, ví dụ như Agribank, Vietcombank, Sacombank, Techcombank…
  • Doanh nghiệp dịch vụ lần đầu được cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải thực hiện phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép;
  • Doanh nghiệp phải đảm bảo điều kiện về vốn, nhân sự, cơ sở trang thiết bị trên thực tế theo quy định của pháp luật, vì sẽ có đoàn kiểm tra thuộc Cục lao động ngoài nước hay Đoàn kiểm tra liên ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành kiểm tra, đối chiếu trước khi Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định cấp Giấy phép.

>> Có thể bạn quan tâm: Những cạm bẫy trong tuyển dụng lao động, Giấy phép lao động có được gia hạn không?

Trên đây là nội dung giới thiệu về “Hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có cần xin giấy phép không?”. Mọi nhu cầu dịch vụ pháp lý khác vui lòng liên hệ với Công ty Luật Kiến Việt để được cung cấp.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

Scores: 4 (10 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 520 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *