Giải quyết tranh chấp bảo mật và không cạnh tranh bằng trọng tài

Giải quyết tranh chấp bảo mật và không cạnh tranh bằng trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp thay thế cho tố tụng tại Tòa án. Nếu có đủ các yếu tố chứng minh tính độc lập của thỏa thuận bảo mật và không cạnh tranh (NDA) thì việc lựa chọn giải quyết tranh chấp này tại Trung tâm trọng tài là điều mà bên nên cân nhắc. Bài viết sau đây sẽ đi sâu vào việc phân tích những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, thẩm quyền của trọng tài, trình tự, thủ tục cũng như lưu ý khi giải quyết đối với loại tranh chấp này.

Giải quyết tranh chấp bảo mật và không cạnh tranh

Giải quyết tranh chấp bảo mật và không cạnh tranh

Tranh chấp bảo mật và không cạnh tranh là gì?

Thỏa thuận bảo mật và không cạnh tranh (thường gọi là NDA) là thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về việc người lao động cam kết không tiết lộ những bí mật thông tin, bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của công ty. Trong đó, tùy theo vị trí công việc, người lao động sẽ cam kết rằng họ sẽ không tiết lộ những bí mật thông tin, những bí mật kinh doanh, những bí mật công nghệ của công ty…

Theo Khoản 2, Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 thì khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.

Từ đó ta có thể thấy tranh chấp thỏa thuận bảo mật và không cạnh tranh là những mâu thuẫn, bất đồng xoay quanh việc bảo vệ thông tin cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khỏi việc bị lộ thông tin, truy cập trái phép và sử dụng thông tin không đúng mục đích. Đồng thời tranh chấp còn liên quan đến việc hạn chế hoạt động cạnh tranh như bán sản phẩm tương tự, cung cấp dịch vụ tương tự, hoặc tuyển dụng nhân viên của nhau.

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp bảo mật và không cạnh tranh

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tranh chấp bảo mật và không cạnh tranh thường gặp:

  • Một bên không tuân thủ các điều khoản bảo mật và chống cạnh tranh đã được thỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng dẫn đến vi phạm nghĩa vụ. Như cố ý không thực hiện các biện pháp an ninh cần thiết để bảo vệ thông tin bảo mật, làm việc ngay cho đối thủ cạnh tranh khi nghỉ việc dù chưa đáp ứng đủ khoảng thời gian ràng buộc không làm việc cho đối thủ như đã cam kết.
  • Có mâu thuẫn về việc xác định nội dung và phạm vi thực hiện của thỏa thuận. Như việc nội dung nào là nội dung cần bảo mật và hành vi nào được xem là hành vi cạnh tranh và thế nào là vi phạm nghĩa vụ bảo mật và không cạnh tranh.
  • Một bên muốn chấm dứt thỏa thuận bảo mật thông tin và không cạnh tranh trước thời hạn mà không có sự đồng ý của bên còn lại.

Tranh chấp bảo mật và không cạnh tranh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho các bên liên quan, bao gồm tổn thất tài chính, mất uy tín và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Do đó, việc xác định nguyên nhân dẫn đến tranh chấp để từ đó có biện pháp phòng ngừa là điều rất quan trọng.

Thẩm quyền của trọng tài đối với tranh chấp bảo mật và không cạnh tranh

Thẩm quyền của trọng tài đối với tranh chấp bảo mật và không cạnh tranh

Thẩm quyền của trọng tài đối với tranh chấp bảo mật và không cạnh tranh

 Theo Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài gồm:

  • Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
  • Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
  • Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

Đồng thời, theo Khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010, tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

Ngoài ra, căn cứ vào nội dung Án lệ 69/2023/AL thì trường hợp người lao động và người sử dụng lao động ký kết thỏa thuận bảo mật thông tin và không cạnh tranh về việc sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động không được làm công việc tương tự hoặc công việc cạnh tranh với người sử dụng lao động trong thời hạn nhất định, nếu có tranh chấp sẽ giải quyết bằng Trọng tài thương mại. Theo án lệ trên, trường hợp này Tòa án phải xác định tranh chấp về thỏa thuận bảo mật thông tin và không cạnh tranh giữa hai bên là thỏa thuận độc lập với hợp đồng lao động, thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài thương mại theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bảo mật và không cạnh tranh bằng trọng tài

Căn cứ Luật Trọng tài thương mại 2010, giải quyết tranh chấp bảo mật và không cạnh tranh bằng trọng tài có trình tự, thủ tục theo các bước như sau:

  1. Bước 1: Nguyên đơn nộp đơn khởi kiện, Trung tâm Trọng tài xem xét thẩm quyền, thụ lý đơn khởi kiện và gửi thông báo, đơn kiện, tài liệu liên quan cho bị đơn.
  2. Bước 2: Bị đơn nộp cho Trung tâm Trọng tài Bản tự bảo vệ và đơn kiện lại (nếu có).
  3. Bước 3: Thành lập Hội đồng trọng tài, Hội đồng trọng tài tiến hành nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc, thu thập chứng cứ và các công việc khác theo thẩm quyền.
  4. Bước 4: Hội đồng Trọng tài triệu tập các bên đến phiên họp giải quyết vụ tranh chấp và tiến hành hòa giải theo yêu cầu. Nếu hòa giải thành lập biên bản và ra quyết định công nhận hòa giải thành. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.
  5. Bước 5: Công bố Phán quyết Trọng tài. Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số. Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài.

Những lưu ý khi giải quyết tranh chấp bảo mật và không cạnh tranh bằng trọng tài

Khi có tranh chấp về thỏa thuận bảo mật thông tin và không cạnh tranh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Xác định tranh chấp về thỏa thuận bảo mật thông tin và không cạnh tranh giữa hai bên có phải là thỏa thuận độc lập với hợp đồng lao động và thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài thương mại theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010 hay không.
  • Xác định thời hiệu khởi kiện. Theo đó thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường mà pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
  • Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ gồm các tài liệu, chứng cứ như: Bản sao của thỏa thuận bảo mật và không cạnh tranh đã được ký kết giữa các bên, Email hoặc các biên bản họp liên quan đến việc thảo luận và đồng ý về nội dung thỏa thuận bảo mật, Thông tin hay tài liệu được xác định là thông tin bảo mật hoặc quan trọng đối với tranh chấp, Bằng chứng về việc lỗi phát sinh hay vi phạm đã xảy ra theo thỏa thuận bảo mật. Cung cấp đầy đủ và chính xác bằng chứng và chứng cứ là rất quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích của mình trong trường hợp xảy ra tranh chấp.
  • Tìm hiểu kỹ lưỡng quy tắc của Trung tâm trọng tài sẽ giải quyết tranh chấp để đảm bảo tính công bằng và minh bạch, tăng hiệu quả giải quyết tranh chấp, hạn chế tranh chấp phát sinh trong quá trình giải quyết bằng trọng tài.
  • Hiệu lực thi hành của phán quyết trọng tài. Theo quy định của pháp luật, phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Việc thi hành phán quyết trọng tài được thực hiện trên cơ sở tự nguyện giữa các bên, trường hợp hết thời hạn thi hành mà các bên không tự nguyện thi hành thì bên được thi hành có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Có thể thấy, giá trị và hiệu lực pháp lý của phán quyết trọng tài được bảo đảm thi hành như đối với bản án của Tòa án.

Tham khảo thêm về: Thi hành phán quyết của Trọng tài thương mại như thế nào?

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp bảo mật và không cạnh tranh

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp bảo mật và không cạnh tranh

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp bảo mật và không cạnh tranh

Liên quan đến giải quyết tranh chấp bảo mật và không cạnh tranh, Công ty Luật kiến Việt hân hạnh cung cấp các dịch vụ pháp lý như sau:

  • Luật sư hướng dẫn thủ tục cần thiết cho khách hàng, giải thích quy trình giải quyết trọng tài và đảm bảo tuân thủ các quy định có liên quan.
  • Luật sư đại diện theo ủy quyền của khách hàng để thương lượng, đàm phán hướng giải quyết và nỗ lực hòa giải cho các bên tranh chấp tại Trung tâm trọng tài.
  • Thu thập tài liệu chứng cứ, đánh giá pháp lý, lên phương án bảo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.
  • Luật sư tham gia phiên họp giải quyết tranh chấp bảo mật và không cạnh tranh tại Trung tâm trọng tài.
  • Yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài.

Tham khảo thêm về: Dịch vụ luật sư tố tụng

Hiện nay, chưa có khung pháp lý cụ thể cho thỏa thuận bảo mật và chống cạnh tranh tại Việt Nam. Tuy nhiên thỏa thuận trên vẫn được chấp nhận theo nguyên tắc tự do hợp đồng. Vì vậy, để giải quyết các tranh chấp liên quan đến nội dung trên cần một đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và am hiểu pháp luật về lĩnh vực này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về hồ sơ, quy trình khởi kiện hay mong muốn hỗ trợ tư vấn để giải quyết tranh chấp bảo mật và không cạnh tranh, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Kiến Việt qua hotline 0386.579.303 để được cung cấp những giải pháp tốt nhất.

Scores: 4.6 (13 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 631 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *