Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại không phải một phương thức quá xa lạ, cùng với việc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án. Tuy nhiên so với Tòa án thì chi phí giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại có đôi chút phức tạp hơn. Cùng tìm hiểu rõ hơn về chi phí giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại qua bài viết dưới đây:
Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại
Quy định về phí trọng tài
Căn cứ theo khoản 1 điều 34 Luật Trọng tài thương mại 2010, có quy định: “ Phí trọng tài là khoản thu từ việc cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài”. Cụ thể thì phí trọng tài là bao gồm những khoản sau:
Thù lao Trọng tài viên, chi phí đi lại và các chi phí khác cho Trọng tài viên;
Phí tham vấn chuyên gia và các trợ giúp khác theo yêu cầu của Hội đồng trọng tài;
Phí hành chính;
Phí chỉ định Trọng tài viên vụ việc của Trung tâm trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp;
Phí sử dụng các dịch vụ tiện ích khác được cung cấp bởi Trung tâm trọng tài.
Thông thường phí trọng tài do Trung tâm trọng tài ấn định. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài vụ việc, phí trọng tài do Hội đồng trọng tài ấn định.
Người chịu phí trọng tài
Căn cứ theo khoản 3 Điều 34 Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định như sau:
“Bên thua kiện phải chịu phí trọng tài, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng trọng tài quy định khác hoặc Hội đồng trọng tài có sự phân bổ khác.”
Qua quy định trên thì thông thường bên thua kiện phải chịu chi phí trọng tài. Trừ những trường hợp các bên có thỏa thuận khác; pháp luật có quy định khác với trường hợp đó; Hội đồng trọng tài có sự phân bổ khác do tính chất của vụ việc.
Biểu phí trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam
Cơ sở tính phí sau là Biểu phí trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 89/QĐ-VIAC ngày 25/01/2016 của Chủ tịch VIAC
- Trường hợp Đơn khởi kiện, Đơn kiện lại nêu trị giá vụ tranh chấp:
Trong số các trường hợp để tính phí trọng tài thì trường hợp mà Đơn khởi kiện của nguyên đơn, hay Đơn kiện lại của bị đơn có nêu trị giá vụ tranh chấp thì phí trọng tài thường được tính một cách rõ ràng nhất. Theo đó, biểu phí trọng tài trong trường hợp này sẽ được tính như sau:
- Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Hội đồng Trọng tài gồm ba Trọng tài viên:
Trị giá vụ tranh chấp | Phí trọng tài (đã bao gồm VAT) |
100.000.000 trở xuống | 16,500,000 |
100.000.001 đến 1.000.000.000 | 16.500.000 + 7,7% số tiền vượt quá 100.000.000 |
1.000.000.001 đến 5.000.000.000 | 85,800,000 + 4.4% số tiền vượt quá 1,000,000,000 |
5.000.000.001 đến 10.000.000.000 | 261,800,000 + 2.75% số tiền vượt quá 5,000,000,000 |
10.000.000.001 đến 50.000.000.000 | 399,300,000 + 1.65% số tiền vượt quá 10,000,000,000 |
50.000.000.001 đến 100.000.000.000 | 1,059,300,000 + 1.1% số tiền vượt quá 50,000,000,000 |
100.000.000.001 đến 500.000.000.000 | 1,609,300,000 + 0.50% số tiền vượt quá 100,000,000,000 |
500.000.000.001 trở lên | 3,609,300,000 + 0.30% số tiền vượt quá 500,000,000,000 |
- Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài viên duy nhất, mức phí trọng tài bằng 70% của phí trọng tài như mục trên đối với cùng trị giá vụ tranh chấp.
- Trị giá vụ tranh chấp bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá chuyển khoản của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VIETCOMBANK) tại thời điểm nộp Đơn khởi kiện, Đơn kiện lại.
- Trường hợp Đơn khởi kiện, Đơn kiện lại không nêu trị giá vụ tranh chấp thì Chủ tịch VIAC quyết định số phí trọng tài căn cứ vào tính chất của vụ tranh chấp, thời gian giải quyết vụ tranh chấp và số lượng Trọng tài viên.
- Trường hợp Đơn khởi kiện, Đơn kiện lại vừa có yêu cầu nêu trị giá vừa có yêu cầu khác không nêu trị giá thì phí trọng tài đối với các yêu cầu nêu trị giá được tính theo Trường hợp Đơn khởi kiện, Đơn kiện lại nêu trị giá vụ tranh chấp, phí trọng tài đối với yêu cầu không nêu trị giá được tính theo Trường hợp Đơn khởi kiện, Đơn kiện lại không nêu trị giá vụ tranh chấp nêu trên.
- Phí trọng tài tại các mục nêu trên đây không bao gồm chi phí đi lại, ở và các chi phí có liên quan khác của các Trọng tài viên và thư ký phiên họp giải quyết vụ tranh chấp; chi phí giám định, định giá tài sản, chi phí tham vấn ý kiến chuyên gia và chi phí cho các trợ giúp khác theo yêu cầu của Hội đồng Trọng tài.
- Các quy định các mục nêu trên cũng áp dụng đối với việc sửa đổi, bổ sung Đơn khởi kiện có điều chỉnh tăng về trị giá của vụ tranh chấp; việc sửa đổi, bổ sung Đơn kiện lại có điều chỉnh tăng về trị giá của vụ kiện lại. Trường hợp có điều chỉnh giảm về trị giá của vụ tranh chấp hoặc điều chỉnh giảm trị giá của vụ kiện lại thì phí trọng tài không điều chỉnh giảm.
- Trường hợp hoàn trả phí trọng tài
Phí trọng tài được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:
- Trường hợp rút Đơn khởi kiện; sửa đổi, bổ sung Đơn khởi kiện; rút Đơn kiện lại; sửa đổi, bổ sung Đơn kiện lại:
- a) Nếu Đơn khởi kiện; sửa đổi, bổ sung Đơn khởi kiện; Đơn kiện lại; sửa đổi, bổ sung Đơn kiện lại được rút trước khi Hội đồng Trọng tài được thành lập, VIAC hoàn trả 70% phí trọng tài.
- b) Nếu Đơn khởi kiện; sửa đổi, bổ sung Đơn khởi kiện; Đơn kiện lại; sửa đổi, bổ sung Đơn kiện lại được rút sau khi Hội đồng Trọng tài được thành lập, VIAC hoàn trả 40% phí trọng tài.
- c) Nếu Đơn khởi kiện; sửa đổi, bổ sung Đơn khởi kiện; Đơn kiện lại; sửa đổi, bổ sung Đơn kiện lại được rút sau khi VIAC gửi Giấy triệu tập Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp và trước ngày mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp, VIAC hoàn trả 20% phí trọng tài.
- Trường hợp Hội đồng Trọng tài ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp do thỏa thuận trọng tài không tồn tại hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, VIAC hoàn trả 30% phí trọng tài.
- Trường hợp Hội đồng Trọng tài ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp khi có Quyết định của Tòa án cho rằng tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Trọng tài, VIAC hoàn trả 20% phí trọng tài.
- Trong mọi trường hợp, phí trọng tài còn lại sau khi hoàn trả không dưới 10.000.000 đồng.
Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam
Trình tự, Thủ tục giải quyết bằng trọng tài thương mại
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện và hồ sơ gồm các tài liệu kèm theo
Trường hợp nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn.
Đơn khởi kiện gồm có các nội dung sau đây:
- a) Ngày, tháng, năm thời điểm làm đơn khởi kiện;
- b) Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
- c) Tóm tắt nội dung, tình tiết vụ tranh chấp;
- d) Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;
đ) Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn cần giải quyết và giá trị vụ tranh chấp;
- e) Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.
Kèm theo đơn khởi kiện, phải có thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu liên quan.
Bước 2: Bị đơn nộp bản tự bảo vệ
- Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho Trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ. Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, thời hạn này có thể được Trung tâm trọng tài gia hạn căn cứ vào tình tiết cụ thể của vụ việc.
- Đối với vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thỏa thuận khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho nguyên đơn và Trọng tài viên bản tự bảo vệ, tên và địa chỉ của người mà mình chọn làm Trọng tài viên.
Bước 3: Thành lập hội đồng trọng tài
Theo quy định tại Điều 39 Luật Trọng Tài thương mại năm 2010:
Thành phần Hội đồng trọng tài có thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên lựa chọn theo sự thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thoả thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài sẽ bao gồm ba Trọng tài viên.
Bước 4: Hòa giải
Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên. Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.
Bước 5: Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp
Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp; có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp. Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp do quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quy định; đối với Trọng tài vụ việc do các bên thỏa thuận.
Bước 6: Hội đồng trọng tài ra phán quyết
Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số.
- Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài. (Theo Điều 60 Luật TTTM 2010)
Trong phương thức trọng tài sẽ có một Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là một bên trung gian, độc lập nhằm giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên.
Đàm phán giữa các bên và trọng tài
Luật sư tư vấn về phí và giải quyết tranh chấp bằng trọng tài Thương mại
Với tính chất là những tranh chấp thương mại thì thường mang giá trị lớn, ảnh hưởng tới nhiều cá nhân riêng lẻ khác. Việc sử dụng dịch vụ Luật sư vừa có tính chuyên nghiệp và vừa đảm bảo giảm thiểu nhiều thiệt hại nhất có thể. Vậy với những vụ việc tranh chấp thương mại nên sử dụng dịch vụ Luật sư để được hỗ trợ, tư vấn những vấn đề sau:
- Tư vấn, đề xuất các phương án giải quyết tranh chấp để khách hàng cân nhắc, lựa chọn.
- Hỗ trợ khách hàng trong quá trình trao đổi, hợp tác với các đối tác kinh doanh để tìm cách giải quyết các vấn đề phát sinh giữa khách hàng và đối tác kinh doanh.
- Hỗ trợ khách hàng làm việc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để giải quyết vụ việc và/hoặc xác định, thu thập chứng cứ của vụ việc.
- Tư vấn về mức phí giải quyết bằng Trọng tài thương mại
- Tư vấn về thủ tục, chuẩn bị hồ sơ để khởi kiện vụ việc ra cơ quan trọng tài:
- Hỗ trợ khách hàng tìm kiếm và đề nghị cử Trọng tài viên tham gia Hội đồng giải quyết tranh chấp của cơ quan trọng tài.
- Tư vấn cho khách hàng về thủ tục trọng tài, sự khác biệt giữa thủ tục trọng tài và thủ tục tố tụng tại tòa án;
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp tại cơ quan trọng tài.
Để có thể đảm bảo được quyền lợi tối ưu khi giải quyết tranh chấp thương mại, khách hàng nên sử dụng dịch vụ hỗ trợ pháp lý chuyên nghiệp tư Luật sư. Nếu bạn đang có nhu cầu giải quyết tranh chấp bằng trọng tài Thương mại, hãy liên hệ với luật sư của Luật Kiến Việt qua số điện thoại 0386 579 303 để được tư vấn và hỗ trợ khởi kiện.
Tham khảo thêm một số bài viết liên quan đến giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại chúng tôi đã chia sẻ:
- Tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài
- Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng
- Tư vấn giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại