Ưu và nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến và thường được các doanh nghiệp lựa chọn, không chỉ đối với các tranh chấp trong nước, mà còn các tranh chấp quốc tế. Bởi tính minh bạch cũng như tự do thỏa thuận, không bị giới hạn về khuôn khổ cứng nhắc như Tòa án. Do đó, để quý khách hàng có thể hiểu hơn về hình thức giải quyết tranh chấp này, bài viết sẽ đưa ra ưu và nhược điểm của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại sẽ được nêu rõ ở nội dung bên dưới.

Ưu và nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Ưu và nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Khái quát về trọng tài thương mại và các quy định pháp luật liên quan

Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.

Thẩm quyền của trọng tài thương mại không áp dụng đối với mọi lĩnh vực dù các bên có thỏa thuận. Căn cứ quy định tại Điều 2 Luật trọng tài thương mại 2010, trọng tài thương mại có thẩm quyền đối với

  • Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
  • Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
  • Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

Như vậy, thỏa thuận trọng tài chỉ tồn tại khi các bên thỏa thuận và là một phương thức giải quyết tranh chấp được nhà nước công nhận, bên cạnh phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án.

Ưu điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

  • Các bên được chủ động thỏa thuận về thời gian, ngôn ngữ, địa điểm giải quyết tranh chấp, trọng tài viên, và phạm vi tranh chấp được giải quyết.
  • Phán quyết của trọng tài mang tính chung thẩm và chỉ xét xử duy nhất một lần nên các bên không trải qua nhiều cấp xét xử như ở toà án, hạn chế tốn kém về thời gian và chi phí cho các chủ thể tranh chấp.
  • Trọng tài viên trong cơ chế giải quyết tranh chấp trọng tài không nhất thiết phải là những người có chuyên môn về luật, mà còn có thể là các chuyên gia trong lĩnh vực các bên đang tranh chấp.
  • Nguyên tắc trọng tài xét xử không công khai, không công khai phán quyết, cũng như nội dung tranh chấp.
  • Trọng tài khi giải quyết tranh chấp nhân danh ý chí của các bên, là một bên thứ ba độc lập, không nhân danh quyền lực tự pháp của nhà nước, nên rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài.

>>> Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài

Nhược điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

  • Phán quyết trọng tài mang giá trị chung thẩm, các bên tranh chấp không thể yêu cầu trọng tài xét xử lại lần nữa, dẫn tới hệ quả là các bên không thể kháng cáo nếu không đồng ý với phán quyết trọng tài.
  • Trọng tài chỉ trở thành phương thức giải quyết tranh chấp khi được các bên lựa chọn.
  • Chi phí giải quyết tranh chấp bằng trọng tài lớn hơn so với sử dụng phương thức hòa giải hoặc Tòa án.

>>> Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại

Thực trạng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại tại Việt Nam

Thực trạng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại tại Việt Nam

Thực trạng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại tại Việt Nam

Thành tựu đạt được

  • Tính từ sau khi Luật trọng tài thương mại năm 2010 có hiệu lực đến năm 2014 tổng số vụ tranh chấp được giải quyết tại các trung tâm trọng tài tại Việt Nam là 879 vụ. Đồng thời với chính sách khuyến khích phát triển hoạt động trọng tài, hiện nay Việt Nam có 11 trung tâm trọng tài với 325 trọng tài viên, trong đó, 17 người là trọng tài viên nước ngoài.
  • Nhìn chung, tổng số vụ tranh chấp được giải quyết tại các trung tâm trọng tài của Việt Nam ngày càng tăng. Theo thống kê của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), năm 2022, tổng số vụ được thụ lý tại VIAC đạt gần 300 vụ, tăng đáng kể so với giai đoạn trước.

Bất cập khi thực thi

  • Hiệu quả hoạt động của các trung tâm trọng tài vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu giải quyết tranh chấp thương mại hiện nay của các doanh nghiệp. Theo một số liệu của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) thì trọng tài chỉ giải quyết được 1% số lượng các tranh chấp thương mại.
  • Ngoài ra, mặc dù đã quy định về giá trị chung thẩm của phán quyết, buộc các bên phải thi hành phán quyết, nhưng các bên thua kiện vì muốn trốn tránh trách nhiệm thi hành án, nên thường khởi kiện ra Tòa theo cơ chế hủy phán quyết Trọng tài, khiến kéo dài thời gian thi hành, làm thiệt hại lợi nhuận cho bên thắng kiện. Thông qua số liệu về tỷ lệ thi hành phán quyết trọng tài tại Việt Nam, sau khi Luật Trọng tài thương mại 2010 được ban hành tỷ lệ phán quyết trọng tài bị hủy khi có đơn lên đến 22%

Luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Nếu quý khách có nhu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì có thể tham khảo dịch vụ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại của Công ty Luật Kiến Việt như sau

  • Tư vấn hiệu lực của điều khoản giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong hợp đồng các bên soạn thảo
  • Hướng dẫn thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài;
  • Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục cần thiết để giải quyết tranh chấp.
  • Hướng dẫn khách hàng lựa chọn trọng tài viên.
  • Tư vấn, hướng dẫn thực hiện thi hành phán quyết trọng tài

Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0386 579 303 để được tư vấn, hỗ trợ thêm!

Scores: 4.3 (19 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 581 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *