Tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản là vốn góp của doanh nghiệp

Trong thời đại hoạt động kinh doanh bùng nổ, tranh chấp tài sản là vốn góp của doanh nghiệp là tranh chấp không thể tránh khỏi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vì vậy, tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản là vốn góp là một trong những dịch vụ giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro, thiệt hại trong tương lai. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin tổng quan về tranh chấp tài sản là vốn góp và giới thiệu về dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản là vốn góp của doanh nghiệp.

Giải quyết tranh chấp tài sản là vốn góp của doanh nghiệp

Giải quyết tranh chấp tài sản là vốn góp của doanh nghiệp

Tranh chấp tài sản là vốn góp của doanh nghiệp

Tài sản vốn góp là gì?

Theo Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 “góp vốn” là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty và bao gồm góp vốn để thành lập hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập và “phần vốn góp” là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tỷ lệ phần vốn góp là tỷ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.

Theo Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020, tài sản góp vốn là:

  • Đồng Việt Nam;
  • Ngoại tệ tự do chuyển đổi;
  • Vàng;
  • Quyền sử dụng đất;
  • Quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật;
  • Tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.

Tranh chấp tài sản vốn góp là gì?

Có thể hiểu, khi một  bên dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình góp vốn vào một doanh nghiệp và bên còn lại (tức doanh nghiệp) nhận phần vốn góp, các bên sẽ thực hiện thỏa thuận bằng văn bản để bảo vệ quyền và lợi ích giữa các bên. Mối quan hệ pháp lý giữa bên góp vốn và bên nhận tài sản vốn góp sẽ được thể hiện qua hợp đồng.

Tranh chấp tài sản vốn góp là những mâu thuẫn, xung đột của một  hoặc cả hai bên liên quan đến phần tài sản là vốn góp mà cơ sở xác định là dựa trên hợp đồng.

Tranh chấp tài sản là vốn góp của doanh nghiệp

Tranh chấp tài sản là vốn góp của doanh nghiệp

Những tranh chấp về tài sản là vốn góp của doanh nghiệp thường gặp

Từ thực tiễn cho thấy, tranh chấp về tài sản là vốn góp của doanh nghiệp thường gặp là:

  • Chủ thể giao kết hợp đồng không đúng quy định pháp luật: Chủ thể của hợp đồng góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Đối với chủ thể là cá nhân thì phải có năng lực pháp luật dân sự và hành vi dân sự đầy đủ. Đối với chủ thể là tổ chức thì người ký kết hợp đồng phải là người đại diện theo pháp luật, hoặc theo ủy quyền của người đại diện theo pháp luật;
  • Các bên không thực hiện đúng nghĩa vụ góp vốn: Hợp đồng góp vốn sẽ có những điều khoản về nghĩa vụ góp vốn của các bên như tài sản góp vốn, giá trị tài sản góp vốn, thời hạn góp vốn,…Tuy nhiên vì những lý do khách quan và chủ quan, bên góp vốn không thực hiện đúng nghĩa vụ góp vốn đã cam kết;
  • Vấn đề phân chia lợi nhuận và định đoạt tài sản góp vốn: Mục đích của việc ký kết hợp đồng góp vốn là hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy, khi hợp đồng không quy định rõ về tỷ lệ phân chia lợi nhuận, cách chia lợi nhuận cũng như trách nhiệm chịu rủi ro của từng bên thì rất dễ phát sinh tranh chấp, gây ra mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên.
  • Vấn đề rút vốn đã góp, đơn phương chấm dứt hợp đồng: Trong quá trình hợp tác đầu tư, kinh doanh sẽ có trường hợp một bên yêu cầu rút phần vốn góp hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng góp vốn. Việc bất ngờ rút một phần vốn góp hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động hợp tác và dễ gây thiệt hại.

Phương thức giải quyết tranh chấp tài sản là vốn góp của doanh nghiệp

Phương thức giải quyết tranh chấp tài sản là vốn góp của doanh nghiệp thường sẽ được các bên quy định cụ thể trong hợp đồng, có thể được giải quyết thông qua các phương thức sau:

  • Thương lượng: Các bên ngồi và xem lại những văn bản đã ký kết trước đó, trao đổi và thỏa thuận để tìm ra biện pháp giải quyết tối ưu vấn đề các bên gặp phải đối với phần tài sản là vốn góp. Thương lượng thành công khi các bên đạt được thỏa thuận, giải quyết được tranh chấp.
  • Hòa giải: Khi các bên không thể tìm được tiếng nói chung thì hòa giải sẽ là nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp. Hoà giải được hiểu là việc các bên tiến hành thương lượng giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của bên thứ ba, gọi là Hoà giải viên thông qua thủ tục, phương án xử lý do hoà giải viên đề xuất.
  • Trọng tài thương mại: Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của Hội đồng trọng tài/trọng tài viên, với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành.
  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân: Giải quyết tranh chấp bằng Toà án là hình thức giải quyết tranh chấp do cơ quan tài phán Nhà nước thực hiện. Toà án nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc bên có nghĩa vụ phải thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Thông thường thì hình thức giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Tòa án được tiến hành khi mà việc áp dụng cơ chế thương lượng, hòa giải không có hiệu quả và các bên tranh chấp cũng không có thỏa thuận đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài hay hòa giải.

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản là vốn góp của doanh nghiệp?

Giải quyết tranh chấp tài sản là vốn góp

Giải quyết tranh chấp tài sản là vốn góp

  • Đối với thương lượng, đây là phương thức giải quyết không có sự can thiệp của bất kỳ cơ quan nhà nước hay bên thứ ba nào. Thương lượng diễn ra dựa trên sự thỏa thuận và thống nhất ý chí giữa các bên.
  • Đối với hòa giải, Hòa giải viên thương mại là đóng vai trò trung gian để hỗ trợ hoặc thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm chấm dứt xung đột hoặc bất hòa. Pháp luật không khẳng định cá nhân nào, tổ chức nào, cơ quan nào được làm trung gian hòa giải, mà đây là sự thống nhất đôi bên tranh chấp lựa chọn trung gian hòa giải. Hòa giải viên được chọn pháp đáp ứng đủ điều kiện tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định 22/2017/NĐ-CP.
  • Đối với Trọng tài thương mại, cơ quan trọng tài chỉ được giải quyết các vụ tranh chấp thương mại trên cơ sở có sự thoả thuận của các bên và chỉ khi vụ việc tranh chấp được các bên yêu cầu đưa ra cơ quan trọng tài nào thì cơ quan trọng tài đó mới được thụ lý và giải quyết.
  • Đối với khởi kiện tại Tòa án

Tòa án theo cấp: tranh chấp phần vốn góp vào công ty là những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 30, điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Tòa án theo lãnh thổ: Nộp tại Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức.

Luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp tài sản là vốn góp của doanh nghiệp.

Bài viết đã cung cấp những thông tin cụ thể về tranh chấp tài sản là vốn góp của doanh nghiệp, phương thức giải quyết tranh chấp và cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đối với từng phương thức cụ thể. Với đội ngũ Luật sư doanh nghiệp có chuyên môn cao trong lĩnh vực tư vấn tố tụng giải quyết tranh chấp Kinh doanh thương mại, Công ty Luật Kiến Việt tự tin cung cấp dịch vụ luật sư chuyên nghiệp và uy tín, bao gồm:

  • Tư vấn những quy định liên quan đến tài sản là phần vốn góp, tranh chấp hợp đồng góp vốn;
  • Tư vấn về phương án giải quyết tranh chấp và lên kế hoạch phối hợp thực hiện;
  • Tư vấn, đại diện cho khách hàng để đàm phán với các bên liên quan nhằm đưa ra phương án giải quyết các tranh chấp nội bộ bằng con đường thương lượng;
  • Tư vấn, đại diện khách hàng tham dự các cuộc họp để giải quyết tranh chấp.
  • Đại diện khách hàng khởi kiện, tham gia tố tụng tại Tòa án hoặc Trọng tài.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay cần hỗ trợ pháp lý về Giải quyết tranh chấp tài sản là vốn góp của doanh nghiệp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0386.579.303, đội ngũ luật sư Luật Kiến Việt luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Scores: 5 (21 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 521 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *