Hành vi đe dọa cưỡng đoạt lấy tài sản người khác là một tội phạm bị Bộ luật Hình sự nghiêm cấm. Cơ quan công an và tòa án sẽ có những biện pháp mạnh mẽ để điều tra và xử lý nghiêm minh đối với nghi phạm. Nạn nhân có quyền tố cáo tội phạm này và được pháp luật bảo vệ. Để hiểu rõ hơn về hình phạt đối với loại tội phạm này, cũng như cách bảo vệ bản thân và gia đình, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Hành vi đe dọa cưỡng đoạt lấy tài sản người khác
Các yếu tố cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản
Căn cứ quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), các yếu tố cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản gồm:
Mặt khách quan của tội phạm
Người phạm tội sử dụng lời nói, hành động, cử chỉ hoặc các biện pháp khác để tạo ra nỗi sợ hãi, gây áp lực tâm lý lên nạn nhân, buộc nạn nhân phải giao tài sản. Hành vi đe dọa phải nhằm mục đích trực tiếp là chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.
- Đe dọa dùng vũ lực: Nạn nhân cảm thấy bị đe dọa sẽ bị tấn công nếu không tuân theo yêu cầu của người phạm tội;
- Đe dọa gây hại khác: Người phạm tội đe dọa sẽ làm tổn hại đến danh dự, uy tín, tài sản hoặc lợi ích khác của nạn nhân hoặc người thân của nạn nhân.
Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi cố ý trực tiếp: Người phạm tội ý thức rõ hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả và mong muốn hậu quả xảy ra..
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự.
Khách thể của tội phạm
- Tội phạm này xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu hợp pháp của nạn nhân đối với tài sản;
- Bên cạnh đó, tội phạm này còn gây ảnh hưởng đến tinh thần, tâm lý của nạn nhân, xâm phạm đến nhân phẩm và danh dự của họ.
Tội cưỡng đoạt tài sản bị xử lý như thế nào theo Bộ luật Hình sự
Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì khung hình tội cưỡng đoạt tài sản như sau:
Khung cơ bản: phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm khi thuộc một trong các trường hợp:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tái phạm nguy hiểm.
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm khi thuộc một trong các trường hợp:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm khi thuộc một trong các trường hợp:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Tội cưỡng đoạt tài sản có được hưởng án treo không?
Theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐTP) quy định về Điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo, người phạm tội cưỡng đoạt tài sản có thể được hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau:
- Bị xử phạt tù không quá 03 năm;
- Ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc;
- Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên. Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên;
- Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục;
- Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Nạn nhân bị cưỡng đoạt tài sản cần phải làm gì
Căn cứ Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC có quy định các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm gồm:
- Cơ quan điều tra;
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
- Viện kiểm sát các cấp;
- Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
Căn cứ khoản 4 Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền điều tra như sau:
Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.
Như vậy, khi nhận thấy mình bị cưỡng đoạt tài sản, bạn có thể làm đơn tố giác (gửi kèm chứng cứ liên quan) đến các cơ quan nêu trên.
Lợi ích khi được tư vấn tội danh cưỡng đoạt tài sản
Khi đối mặt với một vấn đề pháp lý phức tạp như tội danh cưỡng đoạt tài sản, việc tìm kiếm sự tư vấn từ một luật sư chuyên nghiệp là vô cùng cần thiết. Dưới đây là những lợi ích mà bạn có thể nhận được khi được tư vấn:
- Giúp bạn hiểu một cách đơn giản và dễ hiểu về các điều luật liên quan đến tội danh cưỡng đoạt tài sản, các hành vi cấu thành tội phạm, mức hình phạt và các tình tiết giảm nhẹ;
- Giúp bạn xây dựng một kế hoạch cụ thể, bao gồm việc thu thập chứng cứ, xây dựng luận điểm bào chữa, tham gia các phiên tòa…;
- Tham gia trong các thủ tục tố tụng, bảo vệ quyền lợi của bạn trước pháp luật;
- Giúp bạn nhận biết và tránh những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình giải quyết vụ án;
- Giúp bạn tìm hiểu và thực hiện các thủ tục pháp lý một cách nhanh chóng và hiệu quả, tiết kiệm thời gian và công sức;
- Giúp bạn tránh mắc phải những sai lầm trong quá trình giải quyết vụ án, đảm bảo rằng mọi việc được thực hiện đúng trình tự quy định pháp luật.
Luật sư tư vấn về tội cưỡng đoạt tài sản
Luật sư tư vấn, bào chữa tội cưỡng đoạt tài sản
Luật sư tư vấn về tội cưỡng đoạt tài sản đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi bị vướng vào những vụ án liên quan đến hành vi này. Công việc của luật sư bao gồm nhiều khía cạnh, cụ thể như sau:
- Giúp khách hàng hiểu rõ về các hành vi, hậu quả pháp lý và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự;
- Tiến hành đánh giá tính chất vụ án, xác định vai trò của khách hàng trong vụ án và đưa ra những nhận định ban đầu;
- Xây dựng một chiến lược pháp lý phù hợp với từng trường hợp cụ thể, nhằm bảo vệ quyền lợi tối đa cho khách hàng;
- Đồng hành cùng khách hàng trong quá trình làm việc với cơ quan điều tra, bảo vệ quyền lợi của khách hàng, làm rõ các tình tiết của vụ án;
- Soạn thảo các văn bản tố tụng như đơn kháng cáo, đơn xin giảm nhẹ hình phạt,… nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng;
- Tham gia phiên tòa, bào chữa cho khách hàng, đưa ra những luận điểm pháp lý sắc bén để bảo vệ quyền lợi của khách hàng;
- Hướng dẫn khách hàng thu thập các chứng cứ có liên quan đến vụ án, nhằm chứng minh cho quan điểm pháp lý của mình;
- Hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục tố tụng theo đúng quy định của pháp luật.
Tội cưỡng đoạt tài sản có thể dẫn tới các hậu quả pháp lý nghiệm trọng. Chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình tố tụng, giúp bạn thu thập chứng cứ, xây dựng một chiến lược pháp lý hiệu quả. Liên hệ ngay với luật sư tư vấn chúng tôi qua hotline 0386579303 để được tư vấn và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả. Chúng tôi cam kết bảo mật mọi thông tin của khách hàng.