Trong Bộ luật lao động chỉ nhắc đến hợp đồng lao động, vậy hợp đồng thử việc là gì? Hợp đồng thử việc có phải là hợp đồng lao động không và hợp đồng thử việc được quy định như thế nào, có bắt buộc hay không? Cùng tác giả tìm hiểu qua bài viết sau.
Khái niệm hợp đồng lao động
Theo quy định của bộ luật lao động mới 2019, hợp đồng lao động được quy định như sau:
“Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.”
Hợp đồng thử việc theo quy định hiện nay
Khái niệm hợp đồng thử việc
Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 24 Bộ luật lao động 2019, “Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.” Như vậy, theo quy định có hiểu đơn giản hợp đồng thử việc là sự thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao về công việc làm thử có trả tiền lương, tiền công. Và hợp đồng thử việc không mang tính chất bắt buộc.
Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
>> Có thể bạn quan tâm: Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động
Hình thức hợp đồng thử việc
Bộ luật lao động 2019 không quy định hình thức đối với hợp đồng thử việc mà chỉ quy định hợp đồng lao động bằng ba hình thức quy định tại Điều 14 BLLĐ 2019 như sau:
– Bằng văn bản
– Bằng lời nói
– Bằng dữ liệu điện tử
Như vậy, hợp đồng thử việc cũng có thể tồn tại bằng ba hình thức như hợp đồng lao động là bằng văn bản, lời nói, dữ liệu điện tử
Nội dung trong hợp đồng thử việc
– Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
– Công việc và địa điểm làm việc;
– Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
>> Xem thêm: Thử việc sao cho hợp pháp?
Hợp đồng thử việc phải tuân thủ quy định của pháp luật lao động
Luật sư tư vấn về hợp đồng thử việc
Trên đây là nội dung giới thiệu về Hợp đồng thử việc có bắt buộc không? Mọi nhu cầu về pháp luật, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn và hướng dẫn.
Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt
Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/
Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303
Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com
Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet
Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.