Khi nào cháu được thừa kế tài sản của ông, bà để lại?

Khi nào cháu được thừa kế tài sản của ông, bà để lại là vấn đề pháp lý phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về các quy định của pháp luật thừa kế. Việc xác định rõ quyền và nghĩa vụ của người thừa kế sẽ giúp tránh những tranh chấp không đáng có trong gia đình. Vấn đề trên còn liên quan đến nhiều vấn đề pháp lý như: điều kiện để được thừa kế, thủ tục thừa kế, phân chia di sản…Để hiểu rõ hơn,  hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Khi nào cháu được thừa kế tài sản của ông, bà để lại

Khi nào cháu được thừa kế tài sản của ông, bà để lại

Các trường hợp cháu được thừa kế di sản của ông bà

Thừa kế theo di chúc

Người lập di chúc có quyền tự do quyết định người được thừa kế. Họ có thể lựa chọn để lại tài sản cho con, cháu, người thân hoặc thậm chí là người ngoài. Điều kiện để cháu được thừa kế theo di chúc:

  • Di chúc phải được lập theo đúng quy định của pháp luật về hình thức, nội dung và người làm chứng (nếu có);
  • Trong di chúc phải ghi rõ họ tên, mối quan hệ với người lập di chúc và phần di sản mà cháu được hưởng.

Quyền lợi của cháu khi thừa kế theo di chúc:

  • Cháu sẽ được hưởng phần di sản mà ông bà đã để lại cho mình theo đúng quy định trong di chúc;
  • Nếu có tranh chấp về di chúc, cháu có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình.

Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là hình thức thừa kế mà người thừa kế được xác định theo quy định của pháp luật, chứ không dựa trên ý nguyện của người để lại tài sản như trong trường hợp có di chúc. Pháp luật sẽ ưu tiên những người có quan hệ huyết thống gần gũi với người để lại tài sản hơn.

Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các hàng thừa kế sau đây:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Cháu là con của con ruột của ông bà, do đó cháu thuộc hàng thừa kế thứ hai. Điều này có nghĩa là cháu có quyền được hưởng phần di sản của ông bà. Điều kiện để cháu được thừa kế theo pháp luật:

  • Ông bà đã qua đời;
  • Không có người thuộc hàng thừa kế thứ nhất tại thời điểm mở thừa kế;
  • Ông bà không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp lệ;
  • Cháu phải còn sống tại thời điểm mở thừa kế.

Thừa kế thế vị

Thừa kế thế vị là trường hợp người thừa kế trực tiếp (thường là con của người để lại di sản) chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản, thì người thừa kế của người thừa kế trực tiếp (thường là cháu) được thay thế vị trí của cha mẹ mình để hưởng phần di sản mà cha mẹ mình đáng lẽ được hưởng nếu còn sống. Điều kiện để cháu được thừa kế thế vị:

  • Cha hoặc mẹ của cháu chết trước hoặc cùng thời điểm với ông bà;
  • Cháu phải còn sống tại thời điểm mở thừa kế.

Quyền lợi của cháu khi thừa kế thế vị:

  • Cháu sẽ được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ mình đáng lẽ được hưởng nếu còn sống.
  • Cháu sẽ cùng chia phần di sản này với những người thừa kế khác ở cùng hàng thừa kế hoặc những hàng thừa kế sau.

Các trường hợp cháu không được thừa kế di sản của ông bà

Trường hợp không được thừa kế di sản của ông bà

Trường hợp không được thừa kế di sản của ông bà

Theo quy định của pháp luật, hàng thừa kế gần sẽ được ưu tiên hơn hàng thừa kế xa. Vì vậy, khi cha mẹ của người cháu còn sống và không bị tước quyền thừa kế thì họ sẽ được hưởng di sản trước. Theo Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015, cháu không được quyền hưởng di sản của ông bà để lại những những trường hợp sau đây:

  • Ông bà có để lại di chúc và cháu không có tên trong di chúc;
  • Có người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất;
  • Cháu bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ ông bà, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của ông bà;
  • Cháu vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng ông bà;
  • Cháu bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.
  • Cháu có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản ông bà trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của ông bà.

Thủ tục nhận di sản của ông bà để lại

Hồ sơ cần có

Khi cháu muốn nhận di sản của ông bà để lại cần chuẩn bị những hồ sơ sau:

  • Văn bản khai nhận di sản thừa kế (theo mẫu do VPCC cấp);
  • Giấy tờ về tài sản thừa kế (như số đỏ hoặc giấy đăng ký xe…);
  • Giấy khai sinh của cha (khi nhận thừa kế từ ông bà nội) hoặc mẹ (khi nhận thừa kế từ ông bà ngoại);
  • Giấy khai sinh của cháu;
  • Giấy chứng tử của ông bà;
  • Giấy chứng tử của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông bà (nếu có);
  • Chứng minh nhân dân (hoặc căn cước công dân) của cháu;
  • Di chúc hoặc văn bản phân chia di sản thừa kế (nếu có).

Thủ tục thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Người cháu tiến hành chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo giấy tờ hướng dẫn ở mục trên tại nơi có thẩm quyền công chứng theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

Công chứng viên tiến hành kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ người yêu cầu công chứng đã nộp. Sau khi kiểm tra hồ sơ và nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý yêu cầu công chứng và ghi vào sổ công chứng.

Bước 3: Niêm yết việc thụ lý văn bản khai nhận di sản thừa kế

  • Tổ chức hành nghề công chứng tiến hành niêm yết công khai văn bản khai nhận di sản thừa kế trong thời hạn 15 ngày tại trụ sở của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của ông bà. Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của ông bà.
  • Trường hợp di sản thừa kế bao gồm: bất động sản và động sản thì việc niêm yết được thực hiện tại tại UBND nơi người để lại di sản thường trú và UBND cấp xã nơi có bất động sản.
  • Trường hợp di sản chỉ có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của ông bà không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của ông bà thực việc niêm yết.
  • Sau thời hạn 15 ngày niêm yết Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn niêm yết.

Bước 4: Ký chứng nhận văn bản khai nhận di sản

  • Sau khi nhận được niêm yết mà không có khiếu nại, tố cáo thì tổ chức hành nghề công chứng thực hiện giải quyết hồ sơ. Trường hợp người yêu cầu công chứng đã chuẩn bị dự thảo văn bản khai nhận di sản thì công chứng viên kiểm tra nội dung và hình thức của văn bản. Trường hợp trong dự thảo văn bản có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, nội dung của văn bản không phù hợp quy định của pháp luật, Công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Nếu người cháu không sửa chữa thì Công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
  • Trường hợp văn bản do Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng: nội dung, giao dịch là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì Công chứng viên soạn thảo văn bản.
  • Người cháu tự đọc lại dự thảo văn bản hoặc công chứng viên đọc cho người cháu nghe;
  • Người cháu đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo văn bản khai nhận di sản thì ký xác nhận vào từng trang của văn bản đó. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ hồ sơ đã nêu ở mục trên để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký tên cụ thể vào từng trang của văn bản theo quy định của pháp luật.

Bước 5: Nộp phí và nhận kết quả

Nộp phí theo quy định cụ thể của cơ quan có thẩm quyền công chứng và nhận giấy hẹn trả kết quả. Nhận kết quả là văn bản khai nhận di sản thừa kế đã được công chứng theo giấy hẹn.

Dịch vụ tư vấn khai nhận thừa kế tài sản ông bà để lại

Luật sư tư vấn khai nhận thừa kế tài sản do ông bà để lại

Luật sư tư vấn khai nhận thừa kế tài sản do ông bà để lại

Các công việc của luật sư khi tư vấn khai nhận thừa kế tài sản ông bà để lại:

  • Giúp bạn hiểu rõ các quy định của pháp luật về thừa kế, bao gồm các hàng thừa kế, điều kiện để được thừa kế, các trường hợp mất quyền thừa kế,…;
  • Giúp bạn xác định chính xác những người có quyền thừa kế theo quy định của pháp luật, dựa trên mối quan hệ huyết thống, hôn nhân và các yếu tố khác;
  • Nếu có di chúc, luật sư sẽ phân tích nội dung di chúc, đánh giá tính hợp pháp và hiệu lực của di chúc, từ đó xác định phần di sản mà bạn được thừa kế;
  • Hỗ trợ bạn thu thập các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của ông bà;
  • Giúp bạn soạn thảo Văn bản khai nhận thừa kế theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo đầy đủ thông tin và thủ tục;
  • Đại diện bạn thực hiện các thủ tục khai nhận thừa kế tại các cơ quan có thẩm quyền;
  • Nếu xảy ra tranh chấp về thừa kế, luật sư sẽ phân tích tình hình, đánh giá các bằng chứng và đưa ra các giải pháp pháp lý phù hợp;
  • Đại diện bạn trong quá trình giải quyết tranh chấp thừa kế, có thể thông qua hòa giải hoặc tố tụng.

Bảo vệ quyền thừa kế của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Với kiến thức chuyên môn sâu rộng về luật thừa kế, chúng tôi sẽ tư vấn pháp thừa kế giúp bạn phân chia tài sản thừa kế do ông bà để lại một cách công bằng, minh bạch, đúng thủ tục. Chỉ cần một cuộc gọi đến số hotline 0386.579.303, đội ngũ luật sư của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn hoàn tất mọi thủ tục một cách nhanh chóng và đơn giản. Chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.

Scores: 4.9 (19 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 539 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *