Khi nào một người bị truất quyền thừa hưởng di sản thừa kế?

Khi nào một người bị truất quyền thừa hưởng di sản thừa kế là vấn đề được cả người để thừa kế và người nhận thừa kế quan tâm vì theo quy định của pháp luật hiện hành, người để lại di sản có quyền chỉ định người thừa kế và truất quyền hưởng di sản của người thừa kế, có thể do nhiều lý do chẳng hạn như người thừa kế không chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc bạo hành người để lại di sản… Để hiểu rõ hơn về quyền này của người để lại di sản, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Khi nào một người bị truất quyền thừa hưởng di sản thừa kế

Khi nào một người bị truất quyền thừa hưởng di sản thừa kế

Truất quyền thừa kế là gì?

Pháp luật thừa kế hiện nay không quy định cụ thể về khái niệm của truất quyền thừa kế, nhưng có thể hiểu  Truất quyền thừa kế là tước quyền thừa kế của người thừa kế theo di nguyện của người để lại di sản. Theo quy định Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo quy định Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có các quyền sau:

Người lập di chúc có quyền sau đây:

  • Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
  • Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
  • Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
  • Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
  • Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Như vậy thì truất quyền thừa kế là quyền của người lập di chúc.

Khi nào một người bị truất quyền thừa kế

Một người bị truất quyền thừa kế khi bị người lập di chúc truất quyền thừa kế. Theo quy định tại khoản 1 Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có quyền truất quyền hưởng di sản của người nằm trong hàng thừa kế.

Do đó, có thể hiểu trường hợp bị truất quyền thừa kế là do người lập di chúc tự chỉ định người không được hưởng di sản và ý chí người này được ghi vào di chúc hợp pháp.

Khi nào một người bị truất quyền thừa kế

Khi nào một người bị truất quyền thừa kế

Tham khảo thêm : Trường hợp bị tước quyền thừa kế theo quy định pháp luật

Người bị truất quyền thừa kế có được hưởng di sản không?

Trong một số trường hợp, người bị truất quyền thừa kế vẫn được hưởng di sản.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 644 Bộ luật Dân sự:

“Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

  1. a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  2. b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”

Như vậy, nếu như người bị truất quyền thừa kế thuộc hai trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự nêu trên, vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật.

Thủ tục truất quyền thừa kế theo quy định của pháp luật

Khi tiến hành lập di chúc thì người lập di chúc có thể tiến hành truất quyền thừa kế của người thừa kế trong bản di chúc. Căn cứ theo Điều 636 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có thể lập tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã. Thủ tục lập di chúc được tiến hành như sau:

  • Bước 1: Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban Nhân dân cấp xã.
  • Bước 2: Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố.
  • Bước 3: Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình.
  • Bước 4: Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban Nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.

Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bên cạnh đó, còn có trường hợp di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Hướng dẫn Thủ tục truất quyền thừa kế theo quy định của pháp luật

Hướng dẫn thủ tục truất quyền thừa kế theo quy định của pháp luật

Dịch vụ luật sư hỗ trợ, tư vấn về việc một người bị truất quyền thừa kế trong di chúc

  • Tư vấn pháp lý: Luật sư sẽ tiếp nhận thông tin từ khách hàng và tư vấn chi tiết hơn về việc truất quyền thừa hưởng di sản thừa kế của người thừa kế.
  • Đánh giá và phân tích: Luật sư xem xét thông tin khách hàng cung cấp, sau đó hỗ trợ, tư vấn yêu cầu của khách hàng về thủ tục truất quyền thừa kế theo quy định của pháp luật.
  • Hỗ trợ lập di chúc: Luật sư giúp khách hàng soạn thảo di chúc theo yêu cầu của khách hàng, làm người làm chứng (nếu có), đảm bảo di chúc có hiệu lực pháp luật về mặt nội dung và hình thức.
  • Đại diện pháp lý: Cử đại diện theo ủy quyền thay mặt khách hàng tham gia tố tụng (nếu có tranh chấp thừa kế xảy ra), thực hiện các công việc pháp lý, làm việc với cơ quan nhà nước.

Trên đây là những thông tin liên quan đến trường hợp một người bị truất quyền thừa hưởng di sản thừa kế. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan cần được giải đáp về nội dung, hình thức di chúc, thủ tục truất quyền thừa hưởng di sản thừa kế,… xin vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn thừa kế thông qua Hotline 038 657 9303 hoặc gửi tin nhắn ngay đến Fanpage của Luật Kiến Việt để được hỗ trợ một cách nhanh chóng.

Scores: 4.9 (15 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 533 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *